Học tập đạo đức HCM

Tái cơ cấu ngành hàng cá tra theo hướng hiện đại

Thứ năm - 08/10/2020 19:40
Tiếp tục tái cấu trúc ngành hàng cá tra, liên kết sản xuất nâng chuỗi giá trị xuất khẩu, đáp ứng theo yêu cầu thị trường thế giới.

Từ đầu năm 2020 đến nay thị trường tiêu thụ cá tra chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu giảm sút. Vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL buộc phải điều tiết sụt giảm sản lượng. Nhằm tránh "đứt gãy" kinh tế trong chuỗi giá trị ngành hàng, nhiều hộ nuôi cá tra và các doanh nghiệp (DN) chế biến vẫn duy trì mối liên kết, chờ thị trường phục hồi trở lại.

Ao nuôi cá tra được cấp mã số vùng nuôi . Ảnh: HĐ.

Ao nuôi cá tra được cấp mã số vùng nuôi . Ảnh: HĐ.

Hiện một số DN dẫn đầu ngành hàng đang thực hiện đầu tư các dự án mới, đưa công nghệ mới vào vùng nuôi và các công đoạn chế biến nhằm nâng cao chất lượng, tạo thêm sản phẩm giá trị và tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Bà Ngô Tường Lan, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận xét, trên thị trường xuất khẩu cá tra tỷ trọng hàng giá trị gia tăng còn rất khiêm tốn. Tỷ trọng cá tra hàng thô trên 90%. Bán hàng chủ yếu trên kênh Food Services (dịch vụ thực phẩm - những gì vụ phục vụ cho bữa ăn không được chế biến tại nhà, như nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện…nên đã bị ảnh hưởng nặng nề trong dịch Covid -19). Kênh bán lẻ rất hạn chế, khó tìm ra sản phẩm cá tra tại hệ thống các siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi.

Theo bà Lan, để chuẩn bị hướng tới thị trường nhập khẩu hồi phục sau dịch bệnh, ngành hàng cá tra cần có chiến lược xây dựng thương hiệu và nhận diện người tiêu dùng. Xây dựng thương hiệu là bước đầu cho chiến lược đi vào chuỗi cung ứng... Nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho dòng sản phẩm cá tra riêng biệt so với các sản phẩm thông thường với mục tiêu đưa ra một trademark (nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ về cá tra) cho thị trường trong nước và thế giới.

Theo giám đốc điều hành của một số DN đang thực hiện kế hoạch đầu tư, tái cấu trúc sản xuất trong ngành hàng cá tra, đây là thời điểm sàng lọc và tái cơ cấu ngành hàng này, tiếp tục duy trì chuỗi SX để sẵn sàng đón cơ hội sắp tới. Chủ động thay đổi và có chiến lược SX, kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường một cách linh hoạt với nhiều sản phẩm đa dạng thì cơ hội sẽ mở ra nhiều hơn.

Trong các tháng cuối năm dự đoán của các DN XK thủy sản, tình hình dịch bệnh Covid-19 lắng dịu dần. Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm thủy sản phục hồi và tăng trở lại. Cùng với Hiệp định EVFTA, cơ hội thị trường EU mở ra. Thị trường các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ… sẽ chuyển biến tích cực. Để tận dụng tốt thời cơ, nhiều DN cho biết, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm là yếu tố sống còn. Người nuôi cá tra cần lưu ý quản lý chặt chẽ từ con giống, thức ăn đến các công đoạn nuôi thương phẩm và thực hiện tốt về kiểm soát dư lượng hóa chất kháng sinh.

Chuỗi liên kết cung ứng cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL. Ảnh: BĐ.

Chuỗi liên kết cung ứng cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL. Ảnh: BĐ.

Hiện có một số DN chế biến sản phẩm cá tra làm thức ăn nhanh, tiêu thụ ngay tại nội địa cũng như XK. Không chỉ XK sản phẩm cá tra phi lê, DN còn đầu tư chế biến ra hàng chục sản phẩm mới: cá tra phi lê tẩm bột, chả giò, bao tử…và tận dụng phụ phẩm trong quá trình chế biến từ dầu cá thành dầu ăn, da cá làm collagen… để tiếp thị, phối hợp với nhà phân phối giao hàng tận nhà cho khách hàng.

Vùng nuôi cá tra ở 8 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã được quy hoạch và hoàn tất cấp mã số đến tận mỗi ao nuôi, đồng thời thực hiện qui trình nuôi chuẩn mực theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong quá trình tổ chức chấn chỉnh lại ngành hàng cá tra vừa qua, các nhà đầu tư tham gia chuỗi SX là các DN và hộ nuôi có điều kiện, năng lực.

Từ các mô hình công nghệ mới được DN ứng dụng, chia sẻ cùng hàng ngàn hộ cá tra liên kết SX sẽ tạo điều kiện tái cơ cấu ngành hàng cá tra theo hướng hiện đại, bền vững.

Theo Hữu Đức/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay10,592
  • Tháng hiện tại345,333
  • Tổng lượt truy cập92,722,997
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây