Theo Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang, thực hiện phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", tỉnh Tiền Giang có gần 122.500 hộ đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi" các cấp năm 2020. Trong đó, có rất nhiều nông dân có mức doanh thu tiền tỷ mỗi năm.
Nông dân tỷ phú vượt qua mùa hạn mặn
Trong mùa hạn mặn kỷ lục năm 2020, huyện Cai Lậy có hơn 4.000ha sầu riêng bị thiệt hại, nhưng cuối năm vẫn có những nông dân được tuyên dương Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. "Tỷ phú miệt vườn" Đào Ngọc Thoại, hội viên nông dân ấp 11 (xã Long Trung, huyện Cai Lậy) là một trong những trường hợp điển hình.
Ông Thoại lâu nay nổi tiếng với mô hình xử lý sầu riêng ra trái nghịch vụ để cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Theo ông Thoại, kiến thức này là nhờ tham gia các buổi tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học, kỹ thuật, tham quan học tập kinh nghiệm từ những mô hình sản xuất hiệu quả… của hội nông dân tổ chức. Từ đó, ông mạnh dạn cải tạo hơn 10 công vườn trồng nhãn tiêu quế sang trồng sầu riêng.
Hàng năm, ông Thoại thu hoạch hơn 20 tấn sầu riêng với doanh thu hơn 1,1 tỷ đồng. Không chỉ vậy, ông còn linh hoạt trong việc tận dụng diện tích đất trống trong vườn để trồng xen mít Thái siêu sớm và bưởi da xanh.
Với tinh thần cần cù, chí thú làm ăn và áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nên các loại cây trái trên mảnh vườn của gia đình ông đều phát triển tươi tốt, cho năng suất cao.
Trong năm 2020 để phòng chống hạn mặn cho vườn sầu riêng, ông Thoại đã chủ động nạo vét kênh mương, trữ nước và tưới nước hợp lý nên vườn sầu riêng của ông vẫn tươi tốt, không bị thiệt hại.
Trong các địa phương của tỉnh Tiền Giang, huyện Gò Công Tây là một trong những huyện đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu cực đoan thời gian qua. Tuy nhiên, chính tại đây cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi do thích ứng biến đổi khí hậu.
Chị Võ Thị Mỹ Hạnh (xã Bình Nhì huyện Gò Công Tây), một Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi điển hình tại đây với một mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng theo tiêu chuẩn an toàn, ứng dụng công nghệ cao.
Hiện chị Hạnh đang đầu tư 800m2 diện tích dưa lưới với vốn đầu tư 300 triệu đồng. Theo chị Hạnh, mô hình dưa lưới trong nhà màn là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và cho nguồn thu nhập ổn định. Mỗi năm, chị trồng được 3 vụ, 3 tấn trái/vụ. Sau khi trừ các chi phí sản xuất chị lãi gần 100 triệu đồng/vụ.
Thực hiện tốt vai trò hỗ trợ nông dân
Nhận xét về việc các cấp Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang thực hiện Chuyên đề "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi" trong những năm qua, ông Phạm Minh Hùng, Ủy viên Thường vụ BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, phụ trách công tác hội các tỉnh phía Nam cho rằng, Hội Nông dân Tiền Giang là một trong nhũng đơn vị làm rất tốt nhiệm vụ này trong những năm qua.
"Thực hiện phong trào này, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã thực hiện tốt vai trò hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Các cấp Hội đã làm rất sáng tạo, lấy phong trào làm nồng cốt định hướng phát triển cho từng vùng, như: Cây ăn trái, hoa màu, thủy sản…", ông Hùng cho biết.
Có thể nói, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" mà Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang đang thực hiện là một trong những chuyên đề thi đua quan trọng, được phát triển từ phong trào Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động nhiều năm qua.
Phong trào thi đua này được UBND tỉnh Tiền Giang phát động thực hiện từ năm 2015 đến nay và Hội Nông dân tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
Theo Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang, thời gian qua, qua chuyên đề này các cấp Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang đã đồng hành cùng nông dân với các biện pháp hỗ trợ, như: Cho vay vốn, đào tạo nghề và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất cho nông dân. Theo đó, từ năm 2015 - 2020, các cấp Hội đã phối hợp với Ngân hàng NNPTNT, Ngân hàng Chính sách Xã hội cho 187.000 lượt hộ vay hơn 5.536 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hội Nông dân đã hỗ trợ 89.000 lượt hội viên, nông dân vay hơn 85 tỷ đồng bằng nguồn của Quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương, giúp nông dân có vốn đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Từ nỗ lực hỗ trợ nông dân của các cấp Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang, đến nay toàn tỉnh có hơn 461.000 hộ nông dân SXKDG các cấp. Các hộ SXKDG không chỉ làm giàu cho gia đình mình mà còn trực tiếp giúp đỡ các hộ khó khăn bằng nhiều hình thức để thoát nghèo bền vững và tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới.
Theo Trần Đáng/danviet.vn
https://danviet.vn/tien-giang-thu-phu-trai-cay-xuat-hien-nhieu-ty-phu-nong-dan-mac-du-gap-nam-han-man-va-dich-covid-19-20210105134946358.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;