Học tập đạo đức HCM

Tìm giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ hai - 05/10/2020 10:51
Các nhà khoa học Việt Nam, Nhật Bản và Bỉ vừa có buổi hội thảo nhằm tìm giải pháp giúp nền nông nghiệp Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội thảo “Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp” quy tụ hàng chục giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia trong ngành nông nghiệp Việt Nam, Nhật Bản và Bỉ.

Đó là GS.TS. Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo sư liên ngành Nông – Lâm nghiệp; TS. Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT; ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ; GS.TS Hiroaki Funahashi, Trường Khoa học Môi trường và Sự sống, Đại học Okayama, Nhật Bản; GS.TS.KS Katleen Raes, Cục Công nghệ an toàn vệ sinh thực phẩm – Đại học Gent – Bỉ.

TS Từ Minh Thiện, Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến: 'nhiệm vụ hàng đầu của các nhà khoa học là đưa ra những giải pháp khả thi nhằm đối phó với biến đổi khí hậu', Ảnh: Hồng Thuỷ.

TS Từ Minh Thiện, Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến: "nhiệm vụ hàng đầu của các nhà khoa học là đưa ra những giải pháp khả thi nhằm đối phó với biến đổi khí hậu", Ảnh: Hồng Thuỷ.

Ngoài ra, hội thảo còn có sự tham gia của chuyên gia các trường: Đại học Cần Thơ, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Văn Hiến và nhiều doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực nông nghiệp.

Hội thảo đã trình bày hàng chục đề tài khoa học về ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được trình bày, trong đó có những đề tài mang tính thực tiễn cao như: “Cải thiện xử lý nước thải lò giết mổ bằng quy trình keo tụ-đông tụ sử dụng 5% Polyaluminium Chloride” của Đại học Tokyo, Nhật Bản; “Khảo sát pheromone giới tính của sâu đục quả cây có múi ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” của Đại học Cần Thơ; Đề tài “Chuyển hóa Lignin có nguồn gốc từ phế phẩm nông nghiệp bằng phương pháp xúc tác hữu cơ bất đối xứng (Organocatalysis)” của Đại học Văn Hiến.

Theo TS Từ Minh Thiện, Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến, những năm gần đây, hậu quả do biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng hơn. Việt Nam là một trong những nước đang chịu tác động nặng nề. Trong đó, nền nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước là những lĩnh vực, đối tượng dễ bị tổn thương. Biến đổi khí hậu có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, gia tăng dịch bệnh...Hậu quả là giảm sản lượng, giảm năng suất, ảnh hưởng đến thu nhập người nông dân, an ninh lương thực.

Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu khiến tình hình khó khăn càng thêm khó khăn hơn.

GS.TS. Bùi Chí Bửu: 'Nông nghiệp Việt Nam phát triển và đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, năng suất và chất lượng ngày càng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đến nhiều thị trường khó tính', Ảnh: Hồng Thuỷ.

GS.TS. Bùi Chí Bửu: "Nông nghiệp Việt Nam phát triển và đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, năng suất và chất lượng ngày càng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đến nhiều thị trường khó tính", Ảnh: Hồng Thuỷ.

Ngoài tác động của biến đổi khí hậu, còn có những thách thức lớn khác đối với nền nông nghiệp Việt Nam. Đó là áp lực gia tăng dân số ở các đô thị và vùng ven, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do sử dụng hóa chất nông nghiệp, giảm phát thải CO2, nhu cầu về thực phẩm và an toàn lương thực, cạnh tranh trên thị trường nông sản, uy tín và thương hiệu nông sản, thu nhập của nông dân giảm và nhu cầu tăng cao.

Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của các nhà khoa học Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung là cần có những công trình nghiên cứu, đưa ra những giải pháp khả thi nhằm đối phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục duy trì và đưa nền nông nghiệp phát triển.

Theo TS. Hồ Cao Việt, Phó Trưởng khoa Kinh tế - Quản trị, Trường ĐH Văn Hiến, từ đầu thập niên 1990, một số công nghệ hiện đại, tiên tiến đã được ứng dụng trong nông nghiệp Việt Nam ở quy mô nhỏ và thử nghiệm như công nghệ sinh học (nuôi cấy mô, nhân giống cây trồng), biến đổi gen (Genetic Modification Organs-GMOs), thủy canh. Đến năm 2000, các công nghệ hiện đại đã được ứng dụng những tiến bộ mới như: công nghệ tế bào gốc, trí tuệ nhân tạo (IA), cơ giới hóa (thay thế lao động thủ công) trong cơ giới hóa trong nuôi thâm canh, nuôi sinh vật. Công nghệ tiên tiến đã góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị và thu nhập của đại lý, mở rộng thị trường tiêu thụ và lòng trung thành của người tiêu dùng đối với nền nông nghiệp Việt Nam trong thế kỷ XXI.

Nuôi tôm là một trong những ngành áp dụng công nghệ cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Nuôi tôm là một trong những ngành áp dụng công nghệ cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Từ năm 1996, công nghệ sinh học được coi là một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề lương thực của nhiều quốc gia trên thế giới. Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đã và đang trở thành vấn đề được các nhà khoa học và các doanh nghiệp quan tâm. Hiệu quả ứng dụng công nghệ sinh học từ các quốc gia như Israel, Hà Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nước trên thế giới có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó có Việt Nam.

Là lĩnh vực quan trọng của Việt Nam, trong những năm qua ngành nông nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Công nghệ sinh học được xem là giải pháp hữu hiệu cho một nền nông nghiệp tiên tiến, bền vững và hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

“Ứng dụng khoa học trong sản xuất nông nghiệp như công nghệ sinh học, vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật đã giúp nông sản Việt Nam hiện có mặt tại 180 quốc gia, trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU...”, TS Việt nhấn mạnh.

"Nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã nghiên cứu, chuyển giao và đưa vào sản xuất hàng trăm quy trình kỹ thuật trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam phát triển và đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, với năng suất và chất lượng ngày càng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đến nhiều thị trường khó tính như Mỹ, EU...", GS.TS. Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa khọc Nông nghiệp miền Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo sư liên ngành Nông – Lâm nghiệp.

 

Nguồn tin: Hồng Thủy/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập191
  • Hôm nay21,604
  • Tháng hiện tại393,831
  • Tổng lượt truy cập92,771,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây