Học tập đạo đức HCM

TUYÊN QUANG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Thứ năm - 03/12/2020 07:27
Trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, tiêu chí số 10 về thu nhập và số 11 về hộ nghèo đều thuộc cùng nhóm “Kinh tế và tổ chức sản xuất”. Tập trung thực hiện tốt 2 tiêu chí này với quyết tâm, lộ trình rõ ràng đã giúp Tuyên Quang giảm nghèo bền vững, hướng tới mục tiêu của xây dựng nông thôn mới (NTM) là nâng cao đời sống của người dân.

Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và lãnh đạo tỉnh tiếp nhận ủng hộ Quỹ vì người nghèo tỉnh của các doanh nghiệp.

Ngày 25/11/2020, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, gắn với thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TU, ngày 20/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2016-2020.

Tới dự và phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động - TB và XH Đào Ngọc Dung đã đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Tuyên Quang về tổ chức thực hiện Chương trình giảm nghèo và phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" đạt hiệu quả cao.

Thời gian qua các huyện, thành phố đã chủ động đổi mới các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng người dân vùng nông thôn thực hiện giảm nghèo bền vững. Từ cấp tỉnh chỉ đạo tới cấp huyện, cấp xã để có giải pháp phù hợp, bám sát nhu cầu của người dân và thế mạnh của địa phương; trọng tâm là phát triển sản xuất để ổn định tạo thêm thu nhập cho bà con. Đồng thời, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình phi chính phủ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như: Hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa; hỗ trợ sản xuất cây vụ đông; miễn thủy lợi phí; trợ giá giống; hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai cho các hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135; chương trình sắp xếp, ổn định dân cư; hỗ trợ trồng rừng sản xuất; chính sách hỗ trợ Vacxin và công tác tiêm phòng gia súc; hỗ trợ xây hầm Biogas bằng vật liệu nhựa Composite; xây dựng công trình vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi; khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; khuyến khích phát triển hợp tác xã, kinh tế trang trại, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao; triển khai tốt các chương trình khuyến nông, khuyến lâm.

Sở Lao động - TB và XH tỉnh Tuyên Quang cũng đã chủ trì công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều, phân tích nguyên nhân nghèo để phân loại đối tượng và có hướng hỗ trợ phù hợp... Cụ thể như phối hợp cùng các đoàn thể tổ chức các lớp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo; kết hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất, giải quyết việc làm... Giai đoạn 2016-2020. Đến nay trên địa bàn tỉnh hiện có 12 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm  01 trường cao đẳng, 02 trường trung cấp, 9 trung tâm; 6/6 huyện trên địa bàn huyện đều có Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên công lập thuộc huyện quản lý. Quy mô tuyển sinh của các cơ sở đào tạo nghề hàng năm trên 14.500 học sinh/năm với 03 cấp trình độ đào tạo (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp) và 58 ngành, nghề đào tạo. Từ năm 2016 đến nay toàn tỉnh đã đào tạo 48.016 lao động. Trong đó trình độ cao đẳng 459 người, trung cấp 2.832 người, trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên 44.725 người (trong đó có gần 3.160 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn). Tỷ lệ người học tốt nghiệp gắn với việc làm đạt trên 72,80%.  Đến hết năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 37%.

Giai đoạn 2016-2020 toàn tỉnh tạo việc làm cho 119.617 lao động. Trong đó: xuất khẩu lao động 2.020  người. Điển hình như công tác xuất khẩu lao động của huyện Na Hang đã giúp cho nhiều hộ nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng; Trong 5 năm 2016-2020 đã có 40.600 lượt lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề. Trong đó việc hoàn thành và nâng chất tiêu chí thu nhập, hộ nghèo thời gian qua gắn chặt với việc hỗ trợ, khuyến khích người dân tăng gia sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như trồng màu, nuôi trồng thủy sản; chuyển dần từ sản xuất tự phát sang liên kết sản xuất có kế hoạch; tổ chức sản xuất hàng hóa chất lượng cao gắn với nhu cầu thị trường; Mô hình liên kết chăn nuôi trâu, bò thịt vỗ béo theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn các huyện; mô hình liên kết trồng cây Cà gai leo ở huyện Sơn Dương; liên kết trồng chè trên địa bàn huyện Na Hang…Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản năm 2020 ước đạt 8.778 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 4,19%/năm; Mô hình lúa thuần chất lượng cao VNR20 của Tổng công ty Cổ phần tập đoàn giống cây trồng Việt Nam, quy mô 0,9 ha/144 hộ tại phường: Ỷ La, Tân Hà thành phố Tuyên Quang, năng suất đạt 70,8 tạ/ha; Mô hình giống lúa lai 2 dòng LP1601 của Công ty TNHH giống cây trồng LongPing (Việt Nam), quy mô 01 ha/16 hộ tại xã Tân Long huyện Yên Sơn, năng suất bình quân đạt 73,7 tạ/ha; Mô hình liên kết trồng và bao tiêu sản phẩm ngô ngọt vụ hè thu, quy mô 22,3 ha/170 hộ tham gia tại xã Lâm Xuyên huyện Sơn Dương, năng suất bình quân đạt 500 kg/sào; Mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng, quy mô 8 con lợn đực giống/4 hộ tham gia tại huyện Yên Sơn và xây dựng mạng lưới thú y cộng đồng với 250 hộ/3.860 con lợn, cho thu nhập cao hơn so với chăn nuôi truyền thống 123.000 đồng/con; Mô hình liên kết chăn nuôi Gà J- DABACO và bao tiêu sản phẩm, quy mô 30.000 con gà/60 hộ tại huyện Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hoá, trọng lượng gà bình quân đạt 2 kg/con; Mô hình thử nghiệm máy gieo lạc, quy mô 14 máy gieo lạc/14 hộ tại xã Minh Quang, Phúc Sơn huyện Chiêm Hoá, giúp giảm chi phí sản xuất và nhân công lao động; Mô hình giống lúa thuần Kim Cương 111, quy mô 905 ha trên toàn tỉnh; năng suất bình quân đạt 66 tạ/ha; Mô hình sản xuất chè an toàn nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, quy mô 30 ha tại xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn, năng suất chè đạt từ 3,5-4 tấn/lứa/ha; Mô hình trồng keo lai nuôi cấy mô tại 2 xã: Xuân Vân, Trung Trực huyện Yên Sơn, quy mô 42 ha/20 hộ.

Từ năm 2016 đến nay toàn tỉnh đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cho trên 112.000 lượt hộ hộ nghèo, cận nghèo; thực hiện 513 mô hình trình diễn áp dụng các giống mới, kỹ thuật mới với trên 13.500 hộ tham gia (trong đó có trên 2.140 hộ nghèo). Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 toàn tỉnh là 2,06% (giảm từ 11,8% xuống còn 9,74%);


Bộ Trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 tỉnh Tuyên Quang

Cùng với đó, chương trình hỗ trợ xây, sửa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở cũng được chú trọng với sự vào cuộc của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh. Từ năm 2016 đến nay toàn tỉnh đã có 5.698 hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở, tổng kinh phí trên 156,26 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách nhà nước: 0,26 tỷ đồng; vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội trên 93 tỷ đồng; Quỹ Vì người nghèo các cấp trên 27 tỷ đồng; nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân gần 36 tỷ đồng.

Những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân vùng nông thôn, miền núi giảm nghèo đã được áp dụng, như: Huy động vốn phục vụ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, sản phẩm tín dụng để người dân thuận tiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất...

Riêng về chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế gia đình cũng rất đa dạng, như: Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay giải quyết việc làm; cho vay hộ cận nghèo; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó. Giai đoạn 2016-2020 toàn tỉnh  đã cho trên  67.795 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, làm nhà ở với doanh số cho vay trên 2.667 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng chính sách đến tháng 10/2020  đạt trên 2.980 tỷ đồng; trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên 1.915 tỷ đồng, đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 47/124 xã đạt chuẩn xây dựng NTM. Điều này có nghĩa là 47 xã đều đã đạt tiêu chí về hộ nghèo đa chiều là ≤ 12% và tiêu chí về thu nhập là ≥ 36 triệu đồng/người.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lưu ý, giai đoạn 2021-2026, tỉnh Tuyên Quang cần đẩy mạnh các giải pháp nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặt mục tiêu giảm nghèo nhanh, toàn diện, bao trùm và bền vững. Chú trọng công tác đào tạo nghề, nâng tầm kỹ năng của lao động, tạo việc làm thỏa đáng, xây dựng hệ thống an sinh bền vững cho người dân.Đồng thời, tỉnh cần chuẩn bị xây dựng và ban hành chuẩn nghèo giai đoạn mới theo hướng yêu cầu cao hơn, chất lượng hơn; thực hiện đa dạng hóa, tạo sinh kế cho người dân để nâng cao đời sống người dân; khuyến khích xã hội hóa, sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đối với công tác giảm nghèo.

Theo kết quả công bố tại Hội nghị, giai đoạn 2016-2020 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã giảm từ 27,81% đầu năm 2016 xuống còn 9,03% cuối năm 2020, bình quân giảm 3,76%/ năm, đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo Lâm Bình, Na Hang giảm bình quân 5,34%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các xã nghèo giảm bình quân 6,55%, tỉnh không còn hộ nghèo thuộc gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

Để góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững trong những năm tiếp theo, tỉnh Tuyên Quang đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2-2,5%/năm trở lên theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 . Để đạt được điều đó, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền và vai trò các tổ chức đoàn thể các cấp đến cơ sở đối với công tác giảm nghèo; chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh phát huy mọi nguồn lực, lồng nghép có hiệu quả các chương trình, dự án, tập trung giảm nghèo bền vững; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu, tăng cường tính kết nối, phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn; tăng cường năng lực, tạo điều kiện để người dân và cộng đồng tham gia thực hiện, tạo việc làm công; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; Tích cực thực hiện công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo phi nông nghiệp, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, đa dạng hóa sinh kế cho người nghèo; hỗ trợ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số; cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo, có nguy cơ trở thành hộ nghèo, cận nghèo.

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông và giảm nghèo về thông tin với mục tiêu nâng cao năng lực, tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người dân trên địa bàn nghèo; rút ngắn khoảng cách về đảm bảo và thụ hưởng thông tin giữa các vùng miền, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.Tăng cường tuyên truyền  nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tăng cường tuyên truyền các trường hợp thành công về giảm nghèo để thúc đẩy nhân rộng và lan tỏa.… Chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, gắn với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới./.

Lê Thiệu Tân/Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh

Nguồn tin: nongthonmoituyenquang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay29,580
  • Tháng hiện tại331,149
  • Tổng lượt truy cập92,708,813
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây