Học tập đạo đức HCM

Cẩm Lĩnh: Nổ lực khôi phục nghề làm muối

Thứ năm - 17/05/2012 10:29
Mặc dù nghề làm muối đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân xã, Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) đã vận động bà con nhân dân kiên trì bám nghề. Thời gian này tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi người dân thôn 10 đang tập trung hết nhân lực bám trụ đồng muối.

Theo cha mẹ đi làm muối từ những năm 15, 16 tuổi và bây giờ đã trên 70 tuổi, khi mà người dân trong làng hầu hết đã bỏ nghề đi làm ăn xa nhưng ông Nguyễn Tiến Nhường và bà Lê Thị Nhu ở thôn 10, xã Cẩm Lĩnh vẫn kiên trì bám trụ với đồng muối của quê nhà để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Thời gian này, thời tiết nắng nóng thuận lợi cho việc làm muối nên ông bà có mặt trên đồng muối từ sáng sớm đến tận tối mới về nhà. Ông Nhường, bà Nhu nhận làm 50m2 ô phơi muối. Với diện tích đó mỗi ngày làm được 1 tạ muối, bán được 140 ngàn. So với công sức bỏ ra dưới tiết trời oi nắng số tiền đó quả thật chẳng đáng bao nhiêu. Tuy nhiên, ông bà vẫn mong muốn nghề muối được tạo điều kiện về cải tạo đê điều phát triển bền vững. Ông Nguyễn Tiến Nhường – Thôn 10, xã Cẩm Lĩnh bày tỏ: “Công việc mệt nhọc mà thu nhập thấp quá, rất nhiều người đã bỏ nghề nhưng tôi vẫn làm và tin rằng tới đây sẽ có sự thay đổi. Điều khó khăn nhất là đầu ra, người dân chuyển sang dùng muối bột canh là chủ yếu nên không ai mua cho nữa. Tất nhiên, tôi vẫn thấy rằng nghề này có thể làm ra tiền rất nhanh, sáng là nước, chiều đến nước đã thành muối và vậy là đã có tiền rồi. Không có gì bằng được lao động ngay trên quê hương của mình vì vậy, chúng tôi rất mong được cải tạo lại đê bao và tiêu thụ sản phẩm để thu hút lao động về đồng muối”.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhiều người dân Cẩm Lĩnh vẫn rất kiên trì bám trụ với nghề làm muối

Trước đây nghề làm muối ở xã Cẩm Lĩnh rất phát triển với diện tích trên 20 ha nhưng do đê của đồng muối là đê cát, ngăn cách với Cửa Nhượng nên những năm qua bão lụt đã làm sạt lỡ đê, lấn dòng chảy, bồi lấp đồng muối. Vì vậy diện tích từ 20 ha, nay chỉ còn lại 5 ha. Trong thôn 10 hiện chỉ có 18 hộ gia đình với 40 nhân khẩu thường xuyên bám trụ trên đồng muối. Mỗi hộ với từ 2 hoặc 3 nhân lực nhận làm từ 50-60m2 ô phơi và với diện tích đó mỗi gia đình cũng chỉ thu nhập được từ 140-200 ngàn đồng/ngày. Mỗi năm bước vào mùa vụ, các hộ gia đình lại phải huy động nhân lực tiến hành bồi đắp lại đê và bỏ ra hơn 1 triệu đồng làm lại ô phơi. Mặc dù thu nhập thấp, điều kiện canh tác khó khăn nhưng diêm dân ở đây cũng đang rất bền bỉ với nghề truyền thống. Nhận thức được điều đó nên trong việc thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, chính quyền xã Cẩm Lĩnh đã xác định sẽ nỗ lực khôi phục, mở mang nghề muối nhằm tận dụng tối đa nguồn nhân lực nhàn rỗi tại địa phương và tăng thêm thu nhập cho người dân. Ông Phạm Tiến Dũng – Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh cho biết: “Đê bao không đảm bảo nên diêm dân ở đây chỉ làm muối được trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8. Diện tích thu hẹp, người làm muối cũng bỏ làng ra đi rất nhiều nhưng vẫn rất nhiều hộ gia đình kiên quyết không bỏ nghề. Thực hiện Đề án phát triển sản xuất, trong điều kiện của một xã chủ yếu là nông nghiệp và đi biển, để tận dụng lao động là phụ nữ và người già chúng tôi đã vận động bà con nhân dân nỗ lực khắc phục khó khăn tiếp tục làm muối. Để khích lệ người dân vào đầu mỗi vụ muối chúng tôi đã huy động hội viên, đoàn viên của nông dân, cựu chiến binh, phụ nữ và thanh niên cùng với các hộ dân làm muối tiến hành đào đắp, cải tạo đê bao và làm ô nại. Tuy nhiên, để mở rộng diện tích, thu hút nguồn nhân lực cần phải được hướng dẫn ứng dụng KHKT và Nhà nước thu mua muối thương phẩm để chế biến thành muối tinh khiết giải quyết đầu ra cho diêm dân. Nhiều năm nay muối ở Cẩm Lĩnh làm ra chủ yếu là đi bán lẻ tại các xã lân cận nên việc tiêu thụ rất hạn chế”.

Nghề muối ở Cẩm Lĩnh đã tạo thêm việc làm cho chị em phụ nữ khi nông nhần

Dưới cái nắng gần 40 độ C, những diêm dân Cẩm Lĩnh vẫn đang miệt mài re từng vạt đất, lọc từng ca nước để nâng niu làm nên những hạt muối trắng ngần. Sự kiên trì bám trụ với nghề của họ đang rất cần sự quan tâm, hỗ trợ và có chính sách đầu tư thích đáng của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới như hiện nay.
 
                                        Bài, ảnh: Nguyễn Tâm
(Đài PT-TH Cẩm Xuyên)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập332
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm329
  • Hôm nay26,185
  • Tháng hiện tại204,752
  • Tổng lượt truy cập90,268,145
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây