Học tập đạo đức HCM

Cẩm Xuyên: Phát triển các mô hình lúa - cá - vịt

Thứ tư - 11/04/2012 22:10
Sau chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2, nhất là từ khi thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), với định hướng đúng đắn của cấp ủy Đảng, chính quyền và với sự năng động cần cù, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn dồn điền đổi thửa hình thành nên các mô hình tổng hợp lúa – cá – vịt, mở ra triển vọng mới ở nông thôn.
Là một xóm trưởng năng nổ với công cuộc chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2 nên sau khi hoàn thành để phát huy hiệu quả đất đai, anh Lê Đức Giáp ở thôn Đông Mỹ, xã Cẩm Thành đã đổi ruộng ở những nơi xa về vùng đất ven đê trên cánh đồng Đồi Ho để phát triển kinh tế gia trại. Đầu năm 2010, với số tiền tích góp được cùng với nguồn tiền vay của anh em`, làng xóm anh đã đầu tư gần 60 triệu đồng cho việc đào đất, múc hồ, đắp đường, kéo điện hình thành nên từng khu vực riêng biệt thích hợp cho việc trồng lúa, thả cá và chăn nuôi gia cầm. Tháng 11 năm 2011, gia đình anh Giáp tiến hành thả 1.500 con cá giống chủ yếu là chép, mè, trôi; nuôi 4 trăm con vịt, 100 con gà. Đồng thời mạnh dạn đưa vào gieo cấy thử nghiệm 4 sào giống lúa lai. Hiện nay, các đối tượng vật nuôi cũng như diện tích lúa trong mô hình gia trại của anh Lê Đức Giáp đều đang sinh trưởng và phát triển rất tốt, thể hiện sự thích nghi ở vùng đất mới. Anh Lê Đức Giáp - Thôn Đông Mỹ, xã Cẩm Thành phấn khởi nói: “Trước đây ruộng đất manh mún nên việc dồn điền đổi thửa rất khó thực hiện. Bây giờ hình thành được mô hình như thế này vừa dễ dàng trong việc đa dạng hóa các đối tượng con nuôi. Không chỉ có thu nhập mà khi đưa mô hình ra đồng việc ô nhiễm môi trường cũng mất đi.”

Cẩm Xuyên hiện có trên 200 mô hình lúa - cá - vịt cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm

Trên cơ sở thế mạnh của mỗi vùng, sau chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2, người dân đã có điều kiện tích tụ đất, hình thành và mở rộng các mô hình tổng hợp, trong đó mô hình lúa – cá – vịt, mô hình lúa – cá và mô hình cá – lợn phát triển nhanh chóng theo hướng tập trung. Không chỉ chăm chỉ, chịu khó, mạnh dạn đầu tư mà nhờ biết kết hợp có hiệu quả lợi thế của mô hình lúa, cá, vịt nên đã tận dụng được tối đa nguồn thức ăn cho cá từ phân vịt và lúa chét. Từ đó giảm chi phí về thức ăn nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Điều đáng ghi nhận là trong quá trình chăn nuôi khi quy về một mối thì không những tận dụng được những vùng đất hoang hóa, cồn bãi mà công tác an toàn dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại và môi trường được người dân đầu tư thỏa đáng. Nhờ vậy việc phát sinh các loại dịch bệnh ở những mô hình này rất hạn chế nên thu nhập cũng trở nên ổn định và không ngừng tăng cao. Đã có trên 200 mô hình lớn cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Những địa phương có mô hình lúa – cá – vịt phát triển như: Cẩm Nam, Cẩm Dương, Cẩm Phúc, Cẩm Thành và Cẩm Bình. Ở những địa phương này, ngoài chủ trương chung của huyện, chính quyền đã có sự khích lệ động viên đáng kể để người dân vững tin trong quá trình làm ăn kinh tế. Cẩm Xuyên hiện có trên 200 mô hình lúa - cá - vịt cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm.

Đưa lợn ra đồng hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh

Ông Lê Ngọc Hà – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên cho biết thêm: “Sau chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2, nhất là từ khi huyện thực hiện Chương trình xây dựng NTM, xác định thu nhập người dân là yếu tố mấu chốt nên huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dồn điền đổi thửa hình thành các mô hình lúa – cá – vịt tập trung. Thực tế cho thấy sự kết hợp này đã mang lại hiệu quả đáng kể. Điều đáng mừng là thời gian gần đây những hộ nông dân xây dựng các mô hình này đã liên kết với nhau hình thành nên các tổ hợp chăn nuôi; bước đầu những tổ hợp này chỉ 5 đến 7 người nhưng đây sẽ là tiền đề căn bản để sau này hình thành nên các tổ hợp tác. Khi người dân phối hợp với nhau thì họ đã chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm về phát triển tổng đàn cũng như các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Mỗi người cũng có ý thức hơn vì cộng đồng xung quanh” Việc phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung, xa khu dân cư sẽ là tiền đề cơ bản cho một cuộc cách mạng xây dựng nông thôn mới bởi khi người dân chủ động, liên kết với nhau trong làm ăn kinh tế thì chắc chắn họ cũng sẽ bắt tay nhau trong việc chung sức, đồng lòng thực hiện chủ trương của cấp trên.                                  
 NT  

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 3 đánh giá

3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay38,760
  • Tháng hiện tại814,038
  • Tổng lượt truy cập91,987,767
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây