Học tập đạo đức HCM

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Phấn đấu trở thành di sản của nhân loại

Thứ ba - 20/08/2013 20:16
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh từ sinh hoạt văn hóa riêng của người xứ Nghệ (Nghệ An, Hà Tĩnh) nay đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia và đang trong hành trình đi tới Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Loại hình di sản này đang được "hâm nóng” hơn bao giờ hết bởi Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ hai - 2013 đang được tổ chức tại Hà Tĩnh, góp phần làm "hồi sinh” những phong trào tưởng chừng như đã đi vào dĩ vãng.
Liên hoan đậm đà bản sắc
 
"Đôi bờ ví giặm” chính là chủ đề của Liên hoan Dân ca ví, giặm lần thứ 2, được nhạc sĩ An Thuyên lấy cảm hứng, chất liệu từ vùng Nghệ - Tĩnh, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tinh thần lao động, tình yêu cuộc sống, quê hương đất nước, con người... bằng các điệu hò ví, giặm như : "Em chọn lối này”, "Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác”, "Chỉ tại dòng sông đa tình”, "Neo đậu bến quê”, "Hà Tĩnh mình thương”, "Sông Ngàn Sâu”...
 
Liên hoan lần này đã tạo được nét chấm phá in sâu trong lòng công chúng bởi ngoài việc quy tụ hơn 420 nghệ sĩ dân gian "thuần túy” với 12 câu lạc bộ (CLB) đến từ khắp các vùng miền của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thì còn có sự góp mặt của những ngôi sao nổi tiếng thể hiện thành công các làn điệu dân ca mang âm hưởng của xứ Nghệ.
 
 Các đội không chỉ thi thố tài năng ở Trung tâm văn hóa tỉnh Hà Tĩnh mà còn lưu diễn tại các địa phương ở cả Nghệ An và Hà Tĩnh, nhằm dấy lên phong trào người người biết, yêu dân ca ví, giặm, góp phần phổ biến, lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của người Nghệ Tĩnh. Anh Võ Quang Đạt (một khán giả ở Thị trấn Nghèn, Can Lộc) chia sẻ: "Các tiết mục lưu diễn ở Can Lộc tối nay (18-8) rất hay, người xem rất đông. Bản thân tôi cảm thấy càng yêu dân ca ví, giặm hơn. Nếu như thường xuyên được tham gia những hoạt động như thế này thì tốt biết mấy”.
 
Được chú trọng bảo tồn 
 
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân ca Nghệ Tĩnh đã gắn bó với người dân xứ Nghệ như máu thịt, trở thành nét đẹp trong đời sống tinh thần đậm đà bản sắc dân tộc của một vùng quê. Có thể nói đối với người dân xứ Nghệ, dân ca ví, giặm đã góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi xanh và ngược lại, cuộc đấu tranh sinh tồn của quê hương đã làm giàu thêm chất liệu và sức sống lâu bền của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, đặc biệt là sự phong phú của ca từ. 
 
Đến với kỳ liên hoan lần này, công chúng vẫn khao khát được cảm thụ sự sáng tạo, đột phá của giới trẻ ngày nay khi mà phong trào xây dựng nông thôn mới, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa… đang dần làm thay đổi mọi mặt đời sống của người dân. Dân ca ví, giặm đã cổ vũ tinh thần, chí khí của người xưa thì nay cũng hết sức cần thiết cho lao động sản xuất, dù không gian diễn xướng cũ không còn, song âm hưởng, lời ca ngọt ngào, đằm thắm của dân ca ví, giặm còn góp phần nuôi dưỡng tâm hồn người dân xứ Nghệ, có ý nghĩa rất lớn trong việc kiến thiết quê hương.
 
Bà Phan Thư Hiền - Thành viên Ban giám khảo cho biết: "Qua phần thi của các CLB cho thấy chất lượng biểu diễn đã được nâng lên rõ rệt. Các CLB đã dày công tập luyện, sưu tầm những lời cổ, đồng thời biên soạn lời mới để phù hợp với tiêu chí mà Ban tổ chức quy định là tỷ lệ lời cổ và lời mới trong các tiết mục là 50/50, tuy nhiên những tiết mục lời mới chỉ chiếm khoảng 40%. Những CLB đã vận dụng, đưa hơi thở cuộc sống mới, của việc xây dựng NTM vào cuộc thi có thể điểm qua như các đơn vị như Lộc Hà, Thạch Hà, Hồng Lĩnh, Hương Khê, Nam Đàn…”
 
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã đề ra mục tiêu "xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, việc bảo tồn và phát huy di sản phi vật thể dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cũng "định biên” trong mục tiêu đó. Ông Võ Hồng Hải - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Những năm trở lại đây, từ khi có chủ trương kiểm kê kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian, tiến hành lập hồ sơ khoa học công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và cao hơn là vinh danh ở tầm nhân loại..., dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã thực sự được phục hồi trong đời sống nhân dân. Dẫu vậy, loại hình này vẫn chưa thực sự phát triển như mong đợi…”  
 
Tham dự Liên hoan này, ông Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ VHTT&DL đã khẳng định: Cần tiếp tục phát huy và bảo tồn, đưa di sản dân ca ví, giặm không chỉ xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia mà còn là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là nhiệm vụ không của riêng ai…
 
HẠNH NGUYÊN
theo 
http://daidoanket.vn
 Tags: văn hóa, di sản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập595
  • Hôm nay62,996
  • Tháng hiện tại722,323
  • Tổng lượt truy cập93,099,987
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây