Học tập đạo đức HCM

Diêm nghiệp khép lại mùa vui

Thứ ba - 28/10/2014 05:52
Hiếm có vụ muối nào nhận được sự ưu đãi của thời tiết như năm nay. Nắng to từ đầu vụ và ngày nắng kéo dài cho đến tận trung tuần tháng 10 đã giúp diêm dân bám đồng muối, tăng sản lượng, nâng cao thu nhập.

Theo tính toán của người làm muối, vụ sản xuất năm nay phải hơn 120 ngày nắng (so với mức bình quân 100 ngày nắng/vụ). Với những diêm dân, vào vụ sản xuất, nắng càng to, càng mừng, mồ hôi đổ càng nhiều trên đồng muối lại nhân thêm niềm vui thu hoạch. Theo số liệu từ Phòng Chế biến, thương mại, nông, lâm, thủy sản và nghề muối, diện tích thực tế được đưa vào sản xuất vẫn giữ mức 140/240 ha tổng diện tích có khả năng làm muối. Tuy nhiên, nhờ thời tiết thuận lợi nên tổng sản lượng muối toàn tỉnh trong vụ sản xuất này đạt trên 18.000 tấn, cao hơn 500 tấn so với năm ngoái.

Diêm nghiệp khép lại mùa vui
Vụ muối năm nay, diêm dân Châu Hạ (Thạch Châu - Lộc Hà) phấn khởi vì sản lượng tăng, giá bán ổn định.

Vựa muối Kỳ Hà - Kỳ Anh (chiếm 70% sản lượng của tỉnh), năm 2014, mặc dù diện tích bị thu hẹp để làm đường giao thông nhưng vụ sản xuất này đã về đích vượt kế hoạch. Ông Mai Xuân Toản - Phó Chủ tịch HĐND xã Kỳ Hà cho biết: Diêm dân Kỳ Hà tranh thủ tối đa số ngày nắng, tập trung sản xuất. Nhờ đó, đến thời điểm này, sản lượng muối toàn xã đạt 9.200/9.000 tấn kế hoạch đề ra.

Vụ mùa bội thu cũng làm rạng rỡ những nụ cười trên gương mặt diêm dân vùng thâm canh muối xóm Châu Hạ (Thạch Châu - Lộc Hà). Vào vụ từ cuối tháng 3, diêm dân Châu Hạ đã thu được 2.450 tấn, vượt 600 tấn so với vụ muối năm 2013. Xóm trưởng Châu Hạ - Phan Văn Ty cho biết: Với thương hiệu và chất lượng muối được xếp hàng đầu trong tỉnh, muối Châu Hạ luôn có giá bán cao hơn các vùng khác một vài mức. Năm nay, giá muối cơ bản ổn định ở mức 16-18 ngàn đồng/yến, vì vậy, diêm dân đã có nguồn thu nhập khá.

Ngay cả những nơi nghề muối đang dần mai một như Hộ Độ (Lộc Hà), diêm dân cũng vui hơn với vụ sản xuất có nhiều sản phẩm. Anh Phan Thanh Sơn (xóm Trung Châu) chỉ làm 1,5 sào muối nhưng sản lượng đạt gần 8 tấn. Phần lớn sản phẩm anh cất trữ trong kho để những ngày diêm nhàn bán lẻ với giá cao gấp 2-3 lần giá bán tại đồng. “Cách này giúp tôi có việc làm thường xuyên mà không phải đi làm thuê xa nhà, từ đó có điều kiện chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn” - anh Sơn chia sẻ.

Với xã Thạch Bàn (Thạch Hà), vụ sản xuất này, chính quyền đã đứng ra làm cầu nối giữa diêm dân và một số doanh nghiệp thu mua nên việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn nhiều so với những năm trước. Cộng với sự ủng hộ về mặt thời tiết, diêm dân xã nghèo có thêm nhiều niềm vui: sản lượng tăng, tiêu thụ thuận lợi, giá bán ổn định. Anh Phan Văn Ý - chuyên trách nông thôn mới xã Thạch Bàn cho biết: Với diện tích sản xuất xấp xỉ 13 ha, xã thu được hơn 1.700 tấn muối, vượt kế hoạch hơn 1.000 tấn.

Những ngày nắng kéo dài đã mang về cho diêm dân tỉnh nhà niềm vui được mùa sau những ngày lao động cực nhọc. Tuy nhiên, bức tranh về nghề muối chưa hẳn đã sáng lên một cách đúng nghĩa khi diêm dân vẫn còn trăn trở vì giá muối bấp bênh; gần 100 ha đất muối bỏ hoang vẫn chưa tìm được hướng chuyển đổi thuyết phục và các kênh tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định…

Ông Lê Minh Thành - Giám đốc Công ty CP Muối và Thương mại Hà Tĩnh

Năm nay, thị trường tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ muối khó khăn hơn. Thêm vào đó, công ty không còn được đảm nhận thực hiện đề án cung ứng muối i-ốt cho các xã nghèo theo Quyết định 102 của Thủ tướng Chính phủ nên gần 2.000 tấn muối trong tỉnh mà công ty thu mua hàng năm không thể thực hiện. Vì vậy, việc thu mua sản phẩm cho bà con diêm dân không thuận lợi bằng những năm trước. Từ đầu vụ sản xuất đến nay, công ty thu mua được 6.200 tấn muối ở xã Kỳ Hà.

Ông Trương Thành Cung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hộ Độ

Đồng muối Hộ Độ rộng 90 ha, trong đó 40 ha có khả năng sản xuất. Mặc dù từ đầu vụ, địa phương có chính sách hỗ trợ cải tạo đồng muối để đưa vào sản xuất nhưng diêm dân vẫn không mặn mà với nghề. Vụ muối 2014, xã chỉ sản xuất được 20 ha. Hiện địa phương đang tập trung chuyển đổi 33 ha đất muối sang nuôi trồng thủy sản với mục tiêu đến năm 2015 sẽ hoàn thành.

Mai Thủy
theo baohatinh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập215
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,808
  • Tổng lượt truy cập92,576,472
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây