Học tập đạo đức HCM

Những cánh đồng hữu cơ cho gạo thơm, cơm trắng

Thứ năm - 21/05/2015 09:19
Sau nhiều năm “bén duyên” với đồng ruộng Hà Tĩnh, đến nay, sản xuất lúa bằng phương pháp hữu cơ đã tạo được lòng tin tuyệt đối của bà con nông dân ở nhiều địa phương. Đặc điểm nổi bật của gạo hữu cơ là sạch, chất lượng gạo ngon, an toàn với sức khỏe và chinh phục được khách hàng “khó tính”...
Những cánh đồng hữu cơ cho gạo thơm, cơm trắng
Giống lúa RVT canh tác bằng phương pháp hữu cơ cho năng suất, chất lượng lúa vượt trội tại xã Kỳ Giang (Kỳ Anh)

Đầu tiên phải nói đến mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ Quế Lâm (Tập đoàn Quế Lâm). Từ vụ xuân 2013, mô hình được triển khai tại 6 huyện: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ và TX Hồng Lĩnh với tổng diện tích gần 50 ha. Đó là lần đầu tiên, người nông dân Hà Tĩnh được làm quen với kỹ thuật canh tác mới mẻ, không sử dụng phân bón hóa học và các chất kích thích tăng trưởng, không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hoặc chất diệt cỏ.

Ông Nguyễn Văn Thuýn (thôn Hà Phong, Kỳ Phong, Kỳ Anh) cho biết: “Ban đầu, thôn chỉ làm thử vài ha giống DT 39, sau 2 năm sản xuất, mô hình này đã mở rộng ổn định gần 30 ha. Đối với nông dân chúng tôi, việc sản xuất theo hình thức canh tác này đã trở thành nhu cầu thực sự. So với truyền thống, cây lúa sinh trưởng khỏe, chất lượng gạo sạch và an toàn cho cả người sản xuất lẫn người sử dụng. Ngoài vùng liên kết với Công ty TNHH MTV Quế Lâm miền Trung thì chúng tôi sử dụng phân vi sinh cho nhiều loại giống, cây trồng khác nữa. Bây giờ, gạo sạch của thôn Hà Phong đã đi đến tận TP Hà Tĩnh và Vũng Áng”.

Tư duy sản xuất lúa hàng hóa đã ăn sâu vào ý thức của người nông dân cần cù, chịu khó ở vùng đất “ống gió, giỏ mưa” Kỳ Anh này. Nhạy bén với xu thế thị trường để tìm kiếm sản phẩm chất lượng cao, sạch, an toàn với sức khỏe con người, nhiều năm nay, bà con đã chọn cho mình hướng đi riêng, phát triển sản xuất lúa gạo hữu cơ. Đến thời điểm này, có khoảng 600 ha sử dụng phân vi sinh Quế Lâm để bón lót, cải tạo đất và ít nhất là 100 ha trong số đó sử dụng 100% phân vi sinh, phân khoáng cho lúa. Hôm chúng tôi đến, những cánh đồng hữu cơ mấy chục ha trải rộng một màu vàng tươi, sóng sánh.

Những cánh đồng hữu cơ cho gạo thơm, cơm trắng
Đã nhiều năm nay bà con nông dân xã Kỳ Phong đã quen với sản xuất lúa hữu cơ sử dụng 100% phân vi sinh, phân khoáng của Tập đoàn Quế Lâm

Ông Nguyễn Hữu Thành - Trưởng thôn Tân Phan, Kỳ Giang cứ nằng nặc mời bằng được chúng tôi xuống tận ruộng xem độ dày khít của lúa. Ông Thành phấn khởi: “Vụ xuân này, chúng tôi chỉ cơ cấu 3 giống lúa, xây dựng trọn vùng, trọn thửa. Trong đó, 35 ha (1/2 diện tích toàn thôn) để sản xuất lúa RVT theo phương pháp hữu cơ. Mặc dù mất công làm cỏ nhưng đổi lại, cây lúa khỏe và sạch sâu bệnh. Cuối giai đoạn sinh trưởng mà bộ lá vẫn cứng, chắc thế này thì không có loại nào bì được. Chắc chắn, năng suất phải đạt 3 tạ/sào”.

Chính hiệu quả từ năng suất, khả năng cải tạo đất mà nhiều bà con nông dân tìm đến phân vi sinh để bón lót cho đồng ruộng khi chưa đủ điều kiện để đầu tư 100% lúa hữu cơ. Theo bà con thì việc vệ sinh đồng ruộng trước vụ sản xuất là điều vô cùng quan trọng, bón lót bằng phân vi sinh Quế Lâm là cách cải tạo đồng ruộng tốt nhất, vừa tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng khỏe từ gốc.

Điều quan trọng là với sản phẩm gạo hữu cơ đã “kích hoạt” được thị trường “khó tính”. Không chỉ trong khuôn khổ khép kín với doanh nghiệp mà nông dân đã liên kết bằng hợp đồng thu mua, lúa gạo hữu cơ có đủ khả năng để đứng vững ở thị trường tự do, đặc biệt là hai trung tâm lớn: TP Hà Tĩnh và KKT Vũng Áng. Thậm chí là giá cao hơn hẳn lúa đại trà khác. “Giống DT 39 và RVT giá trung bình 8.000-9.000 đồng/kg và thành phẩm gạo thì 15.000-16.000 đồng/kg. Cứ đến kỳ thu hoạch, các đại lý ở TP Hà Tĩnh và Vũng Áng lại đặt hàng, có bao nhiêu, lấy bấy nhiêu”.

Ở Yên Hồ (Đức Thọ), sau nhiều năm liên kết khép kín sản xuất với doanh nghiệp, bà con nông dân đã được trang bị KHKT kết hợp với tư duy làm hàng hóa đã giúp họ bứt phá. Hiện nay, giống lúa thương hiệu Đức Thọ P6 và phương thức canh tác hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm đã tạo nên bước ngoặt lớn trong nền sản xuất nông nghiệp, bước đầu khẳng định thương hiệu trên thị trường.

Nguyễn Oanh - Mai Thuỷ
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập895
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại758,024
  • Tổng lượt truy cập93,135,688
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây