Học tập đạo đức HCM

Vụ tôm 2013: 5 “điểm nhấn” trầm buồn...

Thứ năm - 27/06/2013 04:26
(Thủy sản Việt Nam) - Chất lượng tôm giống còn nhiều bất cập, nuôi tôm trái vụ, dịch bệnh, giá vật tư, thuốc thú y tăng cao, thiếu vốn sản xuất... là những “điểm nhấn” khó khăn khiến người nuôi tôm lao đao.

Chất lượng giống thấp

Tôm giống là vấn đề quan tâm nhất đối với người nuôi, bởi chất lượng tôm giống quyết định thành bại trong nghề nuôi tôm đến 70%. Cả nước hiện có khoảng 600.000 ha nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Mỗi năm người nuôi cần hàng tỷ con tôm giống, trong đó chỉ có 30% tôm giống sạch bệnh, còn lại 70% được sản xuất nhờ đánh bắt tôm bố mẹ ngoài tự nhiên nên khó kiểm soát chất lượng, dịch bệnh của tôm bố mẹ. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất tôm giống chưa áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, cũng chưa chú ý an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh nên tỷ lệ sản xuất tôm giống chỉ 20 - 25%, bằng 1/2 so tỷ lệ ươm giống thành công của thế giới.

 

Bất lợi tôm nuôi trái vụ

Vụ tôm năm 2013, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương chỉ nên thả nuôi tôm từ đầu tháng 2 đến hết tháng 9 dương lịch trong năm, để hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro trong nuôi tôm. Song bất chấp khuyến cáo, một số hộ vẫn nuôi tôm trái vụ.

Trong khoảng thời gian ngắt vụ, điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi, bởi trong thời gian này chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, nhất là không có nguồn nước đủ độ mặn cần thiết để nuôi tôm, tạo điều kiện thích hợp cho mầm bệnh phát triển và góp phần tạo ra dịch bệnh trên tôm. Bên cạnh đó, đây còn là thời điểm thu hoạch và cải tạo nền đáy ao của hầu hết các ao tôm, nên môi trường nước trên các sông, rạch thường bị ô nhiễm nặng và mầm bệnh luôn tồn tại ở mức cao.

Vì vậy, nuôi tôm trong thời gian ngắt vụ không chỉ ảnh hưởng đến chính cá nhân đó mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, sự bền vững của ngành tôm. Bởi khi mầm bệnh gặp điều kiện môi trường, thời tiết thuận lợi, sẽ phát triển mạnh thành dịch, từ đó lây lan và gây thiệt hại nặng cho hàng loạt ao tôm khác thả giống trong thời gian sau đó.

 

Để vụ tôm 2013 thành công còn nhiều chông gai phía trước  - Ảnh: Thanh Nhã               

Dịch bệnh tràn lan

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, các tỉnh nuôi tôm nước lợ trong 5 tháng đầu năm thiệt hại 21,7 nghìn ha, giảm 38,2% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, tôm sú 19,6 nhìn ha, giảm 40,1%, diện tích tôm thẻ bị bệnh là 2.165 ha, giảm 12,2%. Tuy diện tích thiệt hại giảm, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do kiểm soát dịch bệnh chưa tốt và hiệu quả. Tại Cà Mau, vựa tôm của cả nước, toàn tỉnh mới chỉ thả nuôi 348 ha mô hình công nghiệp (đạt 33,4% kế hoạch), nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến mới chỉ đạt 3.700 ha (22% kế hoạch). Theo Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Cà Mau, sở dĩ diện tích thả giống thấp là do vấn đề dịch bệnh, đã có gần 700 ha bị thiệt hại. Tại Bạc Liêu, sau khi có trên 15.000 ha bị dịch bệnh, gây thiệt hại lớn, người dân đã thận trọng hơn trong việc thả nuôi, vì không còn vốn để tái sản xuất. Nhiều người nuôi cho rằng, ngoài nguyên nhân do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trên tôm còn do sự điều tiết nước chưa khoa học, dẫn đến thiếu nước trầm trọng khiến tôm bị bệnh.

Bộ NN&PTNT khuyến cáo các cơ sở nuôi tôm nên sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận kiểm dịch, chất lượng của cơ quan thú y; đồng thời, phải đảm bảo điều kiện môi trường nuôi tốt, nhằm tăng sức đề kháng cho tôm, đặc biệt trong giai đoạn thả nuôi dưới 1 tháng tuổi. Trong khi đó nhiều người nuôi tôm chỉ biết thu hoạch sớm để "chạy" dịch.

 

Giá tôm bấp bênh, giá vật tư tăng

Hiện, giá các loại thức ăn, hóa chất, vi sinh, vật tư thủy sản đều tăng cao. Riêng về thức ăn thủy sản, theo một số nhà chuyên môn, chi phí cho thức ăn thường chiếm 70% giá thành sản xuất. Bình thường giá thức ăn bán tại Việt Nam đã cao hơn khoảng 30% so các nước trong khu vực, nay lại tăng thêm khiến người nuôi tôm càng khốn đốn. Dịch bệnh tăng, nhu cầu thuốc thú y thủy sản, cải tạo môi trường ao nuôi... cũng tăng theo, dẫn đến tình trạng khan hàng đẩy giá. Những khó khăn này đang thường trực lơ lửng trên đầu nông dân. Trong khi đó, người nuôi tôm lại hoàn toàn không định đoạt được giá bán, mà phó mặc cho đại lý, xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Gần đây, rào cản kỹ thuật Ethoxyquin ở thị trường Nhật Bản, phán quyết sơ bộ về thuế chống trợ cấp trong nuôi tôm của Mỹ đang có nguy cơ đẩy các nhà máy đến thua lỗ. Chính vì vậy, khả năng giá tôm nguyên liệu luôn ở mức cao là điều khó xảy ra.

 

Cạn vốn

Bên cạnh những khó khăn trên, người nuôi tôm nước lợ tại ĐBSCL còn đối mặt nhiều nguy cơ khác, trong đó có thiếu vốn sản xuất, khó tiếp cận nguồn vốn vay. Theo Tổng cục Thủy sản, dù Chính phủ đã có những giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho người sản xuất, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại bổ sung tôm vào danh mục mặt hàng áp dụng như đối với cá tra, nhưng lãi suất vẫn còn cao, thủ tục, điều kiện vay nhiều bất cập, người dân chưa được hưởng lợi.

Thời gian qua, việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tôm tại Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng... bước đầu đã làm an tâm đôi chút đối với người nuôi, nhưng do diện tích thiệt hại lớn, số tiền bồi thường nhiều, khiến các công ty bảo hiểm khó chi trả kịp thời theo cam kết. Bên cạnh đó, bảo hiểm tôm nuôi còn gặp nhiều khó khăn: một số người nuôi trục lợi bảo hiểm, quy trình phức tạp... Trước thực trạng trên, nhiều ao nuôi tôm đã bị bỏ hoang, diện tích nuôi dần bị thu hẹp.

>> Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết: Trong tháng 6 và những tháng cuối năm, Tổng cục Thủy sản thực hiện nhiều biện pháp phát triển sản xuất cho người nuôi tôm. Theo đó, sẽ cử đoàn kiểm tra về việc vay vốn ngân hàng của người nuôi tôm tại ĐBSCL, rà soát tiến độ thực hiện vay vốn bảo hiểm; đánh giá lại kết quả thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn.

Vũ Mưa

Thủy sản Việt Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập876
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm875
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,346
  • Tổng lượt truy cập93,167,010
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây