Học tập đạo đức HCM

Xây dựng vùng nguyên liệu chè bền vững (bài 1): Bài học từ việc… “cắt” liên kết

Thứ hai - 21/03/2016 22:33
(Baohatinh.vn) - Cách đây chưa lâu, vùng đất chè Hương Sơn vốn bình yên bỗng nhiên… “có biến”. Hàng chục hộ trồng chè bỗng dưng “ngó lơ” hợp đồng liên kết đã ký bấy lâu để bán chè cho một cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Sau một thời gian thu mua (từ đầu năm 2014 đến tháng 10/2015), cơ sở này đột nhiên đóng cửa, bỏ mặc bà con với hàng tấn chè “bí” đầu ra…
Việt Nam là số ít các quốc gia có điều kiện xuất khẩu chè trong khối TPP nên cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm chè Hà Tĩnh là rất lớn.
Việt Nam là số ít các quốc gia có điều kiện xuất khẩu chè trong khối TPP nên cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm chè Hà Tĩnh là rất lớn.

Vì đâu nên nỗi?

Tháng 7/2013, sau khi được Ban Quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cấp giấy phép kinh doanh với các ngành nghề: “mua bán, sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản các loại, kinh doanh vật tư nông nghiệp, buôn bán tổng hợp, bia, nước giải khát, điện tử, điện lạnh”, ông Phạm Đăng Khoa đã tiến hành xây dựng nhà xưởng thu mua, chế biến chè rộng 780 m2 trên một phần mảnh đất vườn của người cha là ông Phạm Văn Giáp tại thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2. Chiếu theo quy định hiện hành, cơ sở này không đủ điều kiện để xây dựng cơ sở chế biến chè; chính quyền các cấp đã yêu cầu dừng thi công, tự tháo dỡ nhà xưởng nhưng ông Khoa không chấp hành. Vậy là, ngoài 2 đơn vị đầu tư trồng, thu mua và chế biến chè là Xí nghiệp Chè Tây Sơn (thuộc Công ty CP Chè Hà Tĩnh) và Tổng đội TNXP (thuộc Tỉnh đoàn Hà Tĩnh) thì cơ sở của ông Khoa xuất hiện làm rối loạn giá, tranh mua chè và từng bước bẻ gãy các mắt xích trong mối liên kết vùng nguyên liệu chè trên địa bàn.

Không bỏ vốn đầu tư trồng, chăm sóc nên giá thu mua của cơ sở này được đẩy lên cao hơn so với các cơ sở khác, thậm chí, khi mua chè không trừ bao bì, không trừ nước bám dính, không kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… Với những cái lợi trước mắt, không ít hộ trồng chè đã “thậm thụt” bán cho cơ sở này.

“Để có 1 kg chè tươi thành phẩm phải mất 2/3 vốn đầu tư cho việc trồng, chăm sóc sau 3 năm mới có sản phẩm thu hoạch, còn lại 1/3 là chi phí đầu tư nhà xưởng. Vì không đầu tư trồng mà chỉ thu mua nên họ sẵn sàng nâng giá để lôi kéo bà con. Riêng Xí nghiệp Chè Tây Sơn có gần 40 hộ “rời” liên kết với chúng tôi để bán chè cho cơ sở khác”, ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Xí nghiệp Chè Tây Sơn phân tích.

Với 12 ha chè liên kết, trung bình mỗi ngày, chị Đinh Thị Phi (Sơn Kim 2) thu hái được trên dưới 70 kg chè

Cái giá của việc “rời” liên kết

Trồng, chăm sóc, thu hái theo hợp đồng liên kết với các Xí nghiệp Chè Tây Sơn và Tổng đội TNXP, các hộ dân phải tuân thủ quy trình, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch nghiêm ngặt. Trong khi đó, dường như các điều kiện cơ bản để có sản phẩm chè an toàn lại không được cơ sở của ông Phạm Đăng Khoa để tâm. Vậy là, một số hộ sẵn sàng phun thuốc kích ngọn, hái lá chè dài,… để tăng trọng lượng khi cân bán.

Nguy hiểm hơn, việc bán chè quá dễ, không phải tỉ mỉ áp dụng cách phun thuốc đúng quy trình nên manh nha xuất hiện tư tưởng “không cần phun cách ly cũng bán được”, dẫn đến các xí nghiệp rất khó kiểm soát quá trình sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trên vùng nguyên liệu của mình.

Bất chấp những quy định hiện hành và những cảnh báo của cơ quan chức năng về nguy cơ phá vỡ vùng nguyên liệu, cơ sở của ông Phạm Đăng Khoa vẫn hoạt động và thu hút một lượng lớn hộ trồng chè các thôn Tiền Phong, Làng Chè… nhập bán. Mãi đến tháng 10/2015, cơ sở của ông Khoa đột ngột đóng cửa làm các hộ trồng chè tá hỏa. Vậy là, hàng chục hộ dân lỡ “xé rào” liên kết chẳng thể nhập bán chè về cơ sở cũ vì không đạt tiêu chuẩn, hàng chục kg chè bị dồn ứ, công sức trồng, hái của người dân “đổ sông, đổ bể, hàng tấn chè búp tươi bị để quá lứa không thể thu hái được.

Mặc dù đã được dự báo trước, nhưng phải đến khi cơ sở này đóng cửa, người dân mới “tỉnh” ra, còn chủ mối hàng hầu như không mảy may quan tâm đến lợi ích của người trồng chè. Một hộ ở thôn Tiền Phong (Sơn Kim 2) từng nhập chè cho cơ sở của ông Khoa cho biết: “Lúc đầu, tôi chỉ dám lén lút mỗi ngày dành khoảng 15-20 kg chè để bán cho ông Khoa nhưng càng ngày thấy càng dễ bán nên số lượng cũng nhiều hơn. Mặc dù đã được Xí nghiệp Chè Tây Sơn, chính quyền địa phương cảnh báo nhưng thấy lợi trước mắt nên chúng tôi mặc kệ. Đùng một cái, cơ sở này đóng cửa, chè không bán được. Trong lúc đó, nhìn các hộ khác hái chè đi bán cho xí nghiệp mà xót hết cả ruột, phải chi đừng “tham bát, bỏ mâm”!

Đến thời điểm hiện tại, đại đa số các hộ trước đây từng “xé rào” liên kết đã “quay đầu”, về trồng, chăm sóc theo đúng hợp đồng đã ký với các xí nghiệp như gần 15 năm nay. Sự vụ đã tạm lắng nhưng chưa ai dám chắc liệu các cơ sở “lậu” có quay lại thu mua? Người dân có vì cái lợi trước mắt mà bị “mê hoặc” hay không?…

Chúng tôi xin được mượn lời của chị Võ Thị Giang (thôn Tiền Phong - Sơn Kim 2) - một hộ trồng chè suốt 15 năm chung thủy với Xí nghiệp Chè Tây Sơn để nhắn nhủ với các hộ trồng chè: “Từ khi chuyển đổi đất trồng màu sang trồng chè công nghiệp, không chỉ riêng gia đình tôi mà rất nhiều bà con ở xứ núi này thật sự đổi đời. 15 năm liên kết trồng chè với xí nghiệp chưa có năm nào giá chè giảm, năm sau cao hơn năm trước nên tôi luôn yên tâm sản xuất, chỉ việc phấn đấu làm sao chăm sóc đúng kỹ thuật, hái chè nhanh để tăng thu nhập cho gia đình”.

(Còn nữa...)

Thành Chung
Baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập811
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm799
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại782,674
  • Tổng lượt truy cập93,160,338
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây