Ở ĐBSCL, các điển hình sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) có sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP và GlobalGAP) cũng còn rất hạn chế trong số ít tỉnh thuộc về lĩnh vực cây ăn trái, lúa và rau an toàn.
Những hạn chế này do các nguyên nhân như: Sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP chưa có đầu ra ổn định; chưa có nhãn mác đi song song với sản phẩm được chứng nhận; giá tiêu thụ các sản phẩm GAP còn ngang bằng với các sản phẩm thông thường nên chưa khuyến khích người sản xuất theo GAP; người sản xuất và doanh nghiệp còn chưa nắm vững những quy định, tiêu chuẩn và trình tự đăng ký thực hiện theo tiêu chuẩn GAP. Trong đó, vấn đề tư vấn những kiến thức về GAP góp phần rất quan trọng.
Cán bộ khuyến nông (trái) đang hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón. |
Nhưng hiện nay các tỉnh ở ĐBSCL nói chung chưa có cán bộ chuyên trách, chủ yếu là cán bộ thuộc các sở NNPTNT và Trung tâm Khuyến nông tham gia có tính phong trào, hoạt động kiêm nhiệm, chưa hình thành một hệ thống chuyên môn hóa cao và được đào tạo bài bản.
Những cán bộ làm công tác tư vấn về sản xuất và quản lý chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn GAP cần phải am hiểu những vấn đề về lĩnh vực này, là yêu cầu cao hơn những kiến thức chuyên môn về nông nghiệp thông thường. Như vậy, cần thiết phải tổ chức thành hệ thống và đào tạo cán bộ kỹ thuật biết làm công tác tư vấn GAP. Số lượng cán bộ được chọn cử nên từ các nguồn hiện có để hạn chế sự gia tăng biên chế.
Có thể học hỏi kinh nghiệm ở tỉnh Tiền Giang - một trong những tỉnh có sản phẩm nông nghiệp như lúa, rau quả được chứng nhận VietGAP và GlobalGAP nhiều nhất ĐBSCL. Tiền Giang đã hình thành hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ kỹ thuật tư vấn GAP tốt cho tỉnh và cho vùng ĐBSCL. Tỉnh đã đề xuất về công tác tổ chức và hệ thống tư vấn GAP với một mô hình khá khả thi và có thể áp dụng cho các tỉnh khác (hoặc điều chỉnh một ít theo từng tỉnh cho phù hợp). Mô hình này có dạng biểu đồ dòng quá trình như sau:
Sở KHCN hoặc Sở NNPTNT ---> Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHCN hoặc Trung tâm Khuyến nông cấp tỉnh ---> Bộ phận tư vấn GAP ---> Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông; UBND, Phòng NNPTNT các huyện --->Tổ hợp tác/HTX, doanh nghiệp và nông dân.
Mô hình này hoặc mô hình tương đương mới được đề xuất và thành lập chưa chính thức ở vài tỉnh như An Giang và Tiền Giang. Hy vọng rằng khi được sự đồng thuận từ các cơ quan chuyên trách của Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT và được tổ chức thống nhất trong cả nước sẽ nhanh chóng giúp cho việc sản xuất và công nhận các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP ngày một nâng cao về số lượng và chất lượng.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;