Học tập đạo đức HCM

Phú Yên nỗ lực phát triển thủy sản theo hướng bền vững và hiệu quả

Thứ sáu - 28/03/2014 09:55
Cùng với khẩn trương chuẩn bị khởi công Nhà máy lọc dầu Vũng Rô, xúc tiến đầu tư Khu kinh tế nam, các KCN ven biển, các dự án du lịch biển đảo và sinh thái; đẩy mạnh phong trào thi đua chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới, kết hợp nâng cấp hạ tầng đô thị...

 


Tàu thuyền khai thác hải sản của ngư dân phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa.

Phú Yên đang tập trung sức phát triển ngành thủy sản theo hướng CNH, HĐH và bền vững nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ mang tính đột phá về phát triển kinh tế biển và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phú Yên có 189km bờ biển, diện tích biển và vùng đặc quyền kinh tế trên 34.000km2, có nhiều đầm vịnh lớn, nhiều rạn san hô, thảm thực vật biển và có 3 sông lớn đổ ra biển… tạo thuận lợi cho nhiều loại thủy sản sinh cư phát triển.

Do vậy, nguồn lợi thủy sản ở Phú Yên khá phong phú, đa dạng với trên 500 loài cá, 30 loài tôm, 15 loài mực và các loài nhuyễn thể, trong đó có 35 hải đặc sản có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, nhiều người biết đến Phú Yên như là quê hương của cá ngừ đại dương, tôm hùm, tôm sỏi, cua huỳnh đế, sò huyết, ốc nhảy…

Để khai thác thế mạnh thủy sản, nhiều năm qua Phú Yên đã đầu tư, phát triển cả đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Toàn tỉnh hiện có trên 6.000 tàu thuyền khai thác thủy sản với tổng công suất gần 300.000CV.

Trong đó, hơn 1.000 tàu trên 90CV, có 44 tàu trên 400CV, 562 tàu chuyên khai thác cá ngừ đại dương. Các tàu đi khơi xa đều được trang bị máy liên lạc tầng số cao, máy định vị vệ tinh, hải đồ, nhiều tàu trang bị máy dò tìm cá.

Lực lượng đánh bắt thủy sản có 30.000 lao động, trong đó hơn 8.500 lao động đánh bắt xa bờ, bước đầu đã hình thành 105 tổ tàu thuyền an toàn với 827 tàu thuyền, 5 nghiệp đoàn nghề cá với 535 đoàn viên và 568 tàu đánh bắt thủy sản xa bờ, đây là lực lượng nòng cốt của ngư dân tham gia bảo vệ an nình quốc phòng vùng biển.

Theo quy hoạch được chính phủ phê duyệt Phú Yên có 4 cảng cá, 6 bến cá và 6 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, tỉnh đã xây dựng được 2 cảng cá, 1 bến cá và 2 khu tránh trú bão.

Phú Yên cũng đã quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 với tổng diện tích hơn 11.000ha, gồm nước lợ 2.171ha, nước ngoạt 188ha, vùng biển 1.650ha mặt nước hồ thủy điện 7.000ha và 67ha chuyên sản xuất giống.

Năm 2013, sản lượng đánh bắt thủy sản toàn tỉnh đạt 49.550 tấn tăng 33,4% so với năm 2008, tổng giá trị sản phẩm 1.171 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010). Riêng cá ngừ đại dương hàng năm khai thác trên dưới 6.000 tấn.

Tổng diện tích nuôi trông thủy sản năm 2013 là 2.956ha thu 9.800 tấn sản phẩm, trong đó có 7.308 tấn tôm, tăng 1,25 lần về diện tích và 1,86 lần về sản lượng so năm 2008. Tổng giá trị sản phẩm nuôi 1.482 tỷ đồng chiếm 43,6% trong cơ cấu ngành thủy sản.


Ngư dân thị xã Sông Cầu thu hoạch tôm hùm.

Riêng tôm hùm, tỉnh đã quy hoạch 1.650ha mặt nước biển, chủ yếu ở vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông (TX Sông Cầu), Lao Mái Nhà, Hòn Chùa (huyện Tuy An). Năm 2013, ngư dân đã thả nuôi 23.500 lồng, thu hoạch 700 tấn, tính theo giá so sánh năm 2010 là 903,100đ (giá thị trường 1.600.000 đồng/ký) đạt 632 tỷ đồng chiếm 42,6% giá trị sản lượng nuôi trồng toàn tỉnh.

Phú Yên có 75 cơ sở chế biến hải sản tiêu thụ nội địa và 6 công ty chế biến thủy sản xuất khẩu. Sản lượng thủy sản chế biến năm 2013 đạt 3.916 tấn, giá trị xuất khẩu hơn 33,5 triệu USD chiếm 33,05% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tăng gấp 3 lần về sản lượng và gấp 6,3 lần về giá trị so với năm 2008.

Kết quả khai thác, nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản Phú Yên năm 2013 (chiếm 8% GDP và 36% tổng giá trị sản phẩm nông lâm nghiệp của tỉnh) và những năm qua đã khẳng định sự phát triển liên tục và tầm quan trọng của ngành thủy sản trong nền kinh tế của tỉnh. Tuy vậy, kết quả trên không những quá khiêm tốn so với tiềm năng, đồng thời cũng bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức.

Đó là, hiệu quả của hoạt động khai thác thủy sản còn thấp, tàu thuyền khai thác xa bờ công suất còn nhỏ; kỹ thuật khai thác, bảo quản và sơ chế còn thấp, dẫn đến sản phẩm khai thác vừa ít vừa kém chất lượng, giá trị thấp. Trong mùa biển nhiều tàu thuyền thua lỗ phải nằm bờ.

Nghề nuôi trồng thủy sản còn bấp bênh, thiếu giống tốt và kỹ thuật nuôi tiên tiến, khả năng phòng chống dịch kém, các vùng nuôi thường xảy ra dịch bệnh.

Việc tốt chức liên kết sản xuất giữa nuôi trồng, khai thác với thu mua bảo quản chế biến trên còn nhiều hạn chế chưa tạo động lực cho các khâu sản xuất. Các doanh nghiệp còn lúng túng trong xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, nhất là thị trường nguyên liệu cho chế biến thủy sản.

Việc áp dụng khoa học và công nghệ vào phát triển ngành thủy sản chưa được quan tâm đúng mức, kể cả nghiên cứu kinh tế - xã hội vùng duyên hải miền trung, nhất là đinh hướng trong dự báo ngư trường, nguồn lợi phục vụ cho đánh bắt xa bờ, dự báo tình hình giá cả thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, chưa kịp thời.


Chuyển cá ngừ đại dương lên bờ để đưa đi chế biến, tiêu thụ.

Nhằm phát triển mạnh nghề cá để cơ bản đạt công nghiệp hóa vào năm 2020 và hiện đại hóa vào năm 2030 và tiếp tục phát triển toàn diện, bền vững trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh trên các vùng biển đảo tổ quốc, Phú Yên đang tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức và sự đồng thuận về việc phát triển thủy sản bền vững cho cả hệ thống chính trị cơ sở và cộng đồng, nhất là ngư dân đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và các doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.

Huy động nhiều nguồn vốn xã hội nhất là nội lực ngư dân để cải hoán tàu thuyền lớn, hiện đại, gắn với sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn đối ứng để thực hiện tốt các hợp phần Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững nhằm cải thiện hạ tầng, thể chế và nguồn lực quản lý nghề cá ven bờ.

Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển thủy sản theo quy hoạch, trong đó ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án: Thu mua, chế biến và xuất khẩu cá ngừ đại dương; Đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ và hậu cần nghề cá; Đầu tư phát triển vùng sản xuất muối tập trung.

Phát triển mạnh thị trường tiêu thụ hải sản trong và ngoài nước, trong đó Phú Yên liên kết hợp tác với các tỉnh khu vực Duyên hải miền Trung thông qua hệ thống Trung tâm nghề cá, hình thành các kênh phân phối hàng thủy sản nội địa đến các chợ, siêu thị, các điểm phục vụ du lịch, các khu dân cư lớn.

Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của tỉnh tham gia các Hiệp hội để xây dựng thực hiện tốt chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, mở rộng xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, trong đó chú ý nâng cao sản lượng thủy sản xuất khẩu sang các thị trường truyền thống: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Nga, Trung Quốc…

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển thủy sản, trong đó ưu tiên đào tạo cán bộ có chuyên môn cao ở các lĩnh vực quản lý nhà nước về thủy sản và đào tạo nguồn nhân lực đánh bắt thủy sản xa bờ.

Tiếp tục sắp xếp tố chức lại sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến gắn với bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững.

Trong đó lĩnh vực nuôi trồng đưa nhanh các tiến bộ khoa học thân thiện môi trường, các biện pháp quản lý tiên tiến VietGAP vào sản xuất gắn với tăng cường công tác kiểm tra thú y thủy sản và công tác kiểm soát để tăng công suất, sản lượng, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo nguồn nguyên liệu lớn cho chế biến.

Khu vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tiếp tục vận động thành lập các nghiệp đoàn nghề cá, khuyến khích thành lập các đội tàu dịch vụ hậu cần, mua gom sản phẩm cho các tàu khai thác xa bờ.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản theo hướng phát triển bền vững.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, tỉnh Phú Yên sẽ phát triển ngành thủy sản theo hướng CNH, HĐH và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Phú Yên đến năm 2020, xây dựng Phú Yên giàu đẹp văn minh như mong đợi của nhiều người.

Khánh Hoàng
Nguồn baoxaydung.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập806
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm793
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại781,682
  • Tổng lượt truy cập93,159,346
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây