Học tập đạo đức HCM

Tay trắng xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 28/07/2013 00:50
Bất cập vì một số tiêu chí “cứng” xây dựng nông thôn mới khi các nguồn lực quá hạn chế đang khiến vùng quê Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái) phải tự tìm con đường cán đích đạt chuẩn bằng đôi bàn tay trắng trong điều kiện đặc thù.

 

Xây dựng NTM ở Mường Lò không thể bỏ qua văn hoá nhà sàn của người Thái, người Mường
Xây dựng NTM ở Mường Lò không thể bỏ qua văn hoá nhà sàn của người Thái, người Mường.

 

Khi nóc nhà sàn hướng dọc con suối

Điệu xoè Thái uyển chuyển, những nếp nhà sàn, xôi ngũ sắc, hoa ban trắng, vải thổ cẩm, suối Thia và vẻ đẹp nổi tiếng của thung lũng Mường Lò anh hùng từ cuộc chiến chống Pháp hơn 60 trước - niềm kiêu hãnh của gần 30.000 người dân thị xã Nghĩa Lộ đang phải đối mặt một đồ án quy hoạch trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) khi “đụng” vào tập tục, văn hoá nhà sàn.

Yên Bái có hơn 10 xã xây dựng điểm NTM thì Nghĩa Lộ có tới 3 xã (Nghĩa An, Nghĩa Phúc và Nghĩa Lợi). Cả ba xã đều có tỷ lệ hộ nghèo từ 60-80% và phần lớn dân số là người Thái sinh sống với văn hoá nhà sàn đặc thù. Hàng trăm nhà sàn ở bản Vệ, bản Xa, bản Phán Thượng, Phán Hạ có tuổi 30 - 40 năm đẹp như tranh vẽ đã khiến một đồ án đạt mục tiêu quy hoạch gặp không ít khó khăn.

Ông Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ Chu Quốc Tuấn đôn đáo vượt cả trăm cây số từ Mường Lò về tỉnh, về T.Ư tìm những chuyên gia tư vấn, thiết kế lập đồ án quy hoạch khi mà nóc nhà sàn người Thái có nét đặc thù hướng dọc theo con suối.

“Ai dám thay đổi nóc nhà sàn người Thái? Bản đồ quy hoạch đường vào bản, dãy nhà, sân chơi, khu văn hoá mà cứ kẻ ô vuông vức, khang trang thì cũng còn đâu nét nhà sàn?! Mường Lò không còn nhà sàn thì đâu gọi là Mường Lò. Con trâu, con bò có chuồng riêng, có lối đi riêng. Người Thái không bao giờ dắt trâu bò đi qua trước cửa nhà” – ông Tuấn tâm sự.

Trước khi đồ án được tỉnh phê duyệt, Chủ tịch tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Yên Bái Phạm Duy Cường cũng đã không ít lần phải trình bày với T.Ư nên xem xét nét đặc thù vùng dân tộc miền núi này để tiêu chí về quy hoạch phải phù hợp cho Yên Bái vận hành.

Chỉ riêng cái cổng làng, cổng nhà, bờ rào ở bản làng người Thái cũng là cả chuyện lớn. Người Thái không dựng cổng làng, cổng nhà. Bờ rào dựng lên cũng chỉ họa hoằn vài hộ trong bản. Ở bốn bản trong xã Nghĩa Lợi, cán bộ thị xã phải về ăn ngủ không biết bao ngày với dân mới thuyết phục bản dựng lên được cái cổng làng khung tre gỗ có gắn tấm biển khu văn hoá. Niềm vui khi có ba xã được “chấm” xây NTM ngắn tày gang, thay vào là cả gánh nặng “văn hoá đặc thù” mà thoạt nghe lúc đầu tưởng đơn giản nhưng đã khiến bao cán bộ thị xã Nghĩa Lộ phải mất ăn mất ngủ.

Khi tay trắng vào việc tiền tỷ

Bốn mươi tỷ đồng, con số mà T.Ư mới rót về cho Yên Bái sau 2 năm tỉnh này bước vào xây dựng NTM, là “muối bỏ bể” theo lời ông Chánh văn phòng UBND tỉnh nói với Tiền Phong khi muốn đạt đích trong những năm tới phải cần hàng ngàn tỷ đồng. Riêng Nghĩa Lộ mới chỉ được nhận hơn 4,4 tỷ đồng, và khoản này chỉ đủ làm vài con đường nhỏ dài mấy kilômét với sự đóng góp của người dân chiếm hơn nửa.

Chuyên viên Ủy ban thị xã và cán bộ chuyên môn nông nghiệp về bản dạy học sinh cách làm ngô bầu. Chỉ với nguồn vốn hơn 500 triệu đồng từ chương trình NTM cho sản xuất, Nghĩa Lộ tính toán chi li để dựng lên 6 mô hình nuôi chim bồ câu (4 hộ), nuôi trâu cái sinh sản (48 hộ), trồng tre bát độ (47 triệu đồng), trồng ớt xuất khẩu (64 triệu đồng) và mua được... 4 chiếc máy cày.

Gồng mình huy động các loại nguồn vốn, Nghĩa Lộ được 35 tỷ đồng thì cũng chỉ giật được lác đác vài tiêu chí (xã Nghĩa An và Nghĩa Phúc 5/19 tiêu chí, Nghĩa Lợi 4/19 tiêu chí). Còn số tiêu chí hoàn thành trên 70% thì cả ba xã chỉ đạt 1 tiêu chí, và hầu hết mới hoàn thành dưới 50% từ 11-13 tiêu chí. Theo ông Tuấn, nếu T.Ư không kịp điều chỉnh một số tiêu chí “cứng” để phù hợp cho từng vùng về quy hoạch, văn hoá, kinh tế... thì có thể Nghĩa Lộ cũng như nhiều địa phương khác sẽ chịu áp lực lớn hơn khi muốn cán đích xây dựng NTM.

Cán bộ, chuyên viên đi về bản bằng tiền xăng xe máy tự mua, cơm nắm tự gói, không ai được bồi dưỡng gì thêm, nhưng tất cả chính quyền và người dân đặt đích hoàn thành 5/19 tiêu chí vào cuối năm nay, trong đó cái khó nhất là đường, thuỷ lợi và thu nhập kinh tế. Còn xây nhà văn hoá, khu vui chơi, chợ, nơi xử lý rác thải... cần nhiều tỷ đồng, lấy đâu ra?!

Tùng Duy

 
 
 
Theo tienphong.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập841
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại748,825
  • Tổng lượt truy cập93,126,489
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây