Học tập đạo đức HCM

Vụ đầu sản xuất lúa theo chuỗi giá trị

Thứ sáu - 03/10/2014 05:27
Lúa là sản phẩm chủ lực tỉnh Hà Tĩnh, là nguồn sống của tuyệt đại bộ phận nông hộ. Năm 2013, toàn tỉnh trồng 98.616 ha, với năng suất cả năm 48,73 tạ/ha, sản lượng đạt 48,06 vạn tấn có giá trị 2.520,8 tỷ đồng, chiếm 19,47% trong tổng giá trị toàn ngành.
Vài năm lại đây diện tích lúa có xu hướng giảm do giá trị gia tăng không cao; có hiện tượng nông dân bỏ trồng lúa do giá vật tư, dịch vụ đầu vào tăng, trong khi thị trường bấp bênh và giá bán thấp. Được sự hỗ trợ của Dự án Phát triển Nông nghiệp Hà Tĩnh do Chính phủ Canada tài trợ Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng mô hình “sản xuất lúa theo chuỗi giá trị” bắt đầu từ vụ Hè-Thu 2014 tại 4 xã thuộc huyện Đức Thọ.
          Sau khi khảo sát nhu cầu của người sản xuất và người thu mua, Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng mô hình với quy mô 244,5 ha  bằng giống  Bắc thơm 7 với 1.283 hộ dân tham gia ở 4 xã Đức Long, Đức Thủy, Bùi Xá và Đức an. Mô hình đã giúp củng cố các HTX sản xuất hiện có tại 5 xã. Đồng thời đã phối hợp với LHHTX tỉnh và Lãnh đạo các xã hỗ trợ thành lập mới 3 THT/HTX ( THT Thu mua Chế biến Nông sản xã Đức Long, gồm 6 thành viên; HTX Thu mua Chế biến Lúa gạo xã Đức Thủy, gồm 24 thành viên; HTX Thu mua Chế biến Nông sản xã Đức An, gồm 6 thành viên) để thu mua, chế biến và tiêu thụ thóc.Mô hình đã hỗ trợ tham quan học tập kinh nghiệm tại các HTX tại Nam Định và Quảng Ngãi đã giúp cho các nông hộ thay đổi nhận thức về tổ chức sản xuất và những kỹ thuật tiến bộ thâm canh, quản lý đồng ruộng. Vụ đầu Dự án đã hỗ trợ 100% tiền thóc giống, 30% phân bón, 30% thuốc BVTV. Nhờ hỗ trợ khá đồng bộ từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch chủ động gieo cấy đúng thời vụ phương pháp bón phân được thực hiện rất tốt, đúng lúc, đúng liều lượng, theo dõi khá sát sao tình hình diễn biến sâu bệnh nên lúa mọc đồng đều, sinh trưởng khỏe, tính chất đồng đều thể hiện rõ trên toàn cánh đồng, trong trồng trọt đồng đều là yếu tố quyết định năng suất (tận dụng ánh sáng, giảm sâu bệnh hại, tưới đều, trổ bông đều, chín đều).   Năng suất bình quân của 4 xã đạt 4.400 kg/ha; Như vậy, năng suất trung bình của giống Bắc Thơm số 7 ở Đức Thọ thuộc loại trung bình, đứng sau vùng thâm canh cao ở Bắc Bộ (5.000 – 5.500 kg/ha). Vì là giống chất lượng cao, năng suất Bắc Thơm số 7 không hơn so với các giống khác, nhưng ưu điểm chính là dễ bán và giá bán cao hơn từ 2.000-2.500 đ/kg so với các loại thóc sản xuất đại trà khác (8.000-8.500 đ/kg so với các giống khác chỉ từ 5.500 đến 6.000 đ/kg). Mặt khác đã có sự đàm phán ký hợp đồng có nơi tiêu thụ ổn định với giá thỏa đáng; giá trị gia tăng đạt khá và tỷ phần hưởng lợi cũng cao hơn so với làm ăn riêng lẻ đã đem lại lợi ích đáng kể cho nông hộ làm theo chuỗi giá trị. Tính trung bình cho 1 ha, chi phí cả vật tư và công là 27.120.000 đ; tổng thu nhập 37.400.000 đ, thì lãi được 10.280.000 đ. Tỷ lệ lãi/đầu tư bằng 37,9%, cao hơn so với mục tiêu của ngành Nông nghiệp (30%).
 
           Mặc dù là vụ lúa đầu tiên thực hiện mô hình chuỗi giá trị với thiết kế chưa hoàn chỉnh, một cách làm mới đã định hình theo hướng qui mô lớn hơn, chú trọng đến chất lượng, giá trị gia tăng, ổn định đầu tư đầu vào và tính đến đầu ra cho sản phẩm như mục đích đề ra ban đầu. Thực hiện mô hình là một cuộc vận động đổi mới phương thức sản xuất, qua tham quan, tập huấn và thực hành, người trồng lúa và thu mua chế biến nhận thức rõ hơn rằng trong cơ chế thị trường chỉ hợp tác với nhau mới có thể cùng phát triển kinh doanh cùng hưởng lợi lâu bền. Các lợi ích cho các bên (người sản xuất, người thu mua, chế biến) bước đầu đã thể hiện ở: lượng lúa hàng hóa tăng, chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu của người mua, bán được giá cao hơn và hình thành một quan hệ cùng có lợi. Mô hình chỉ là bước khởi đầu hình thành chuỗi sản xuất lúa hàng hóa nhưng đó là tiền đề cho định hướng phát triển về sản xuất lúa mà trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà đã nêu rõ “Đổi mới, cũng cố, phát triển các loại hình tổ hợp tác, hợp tác xã, hình thành đa dạng chuỗi liên kết sản xuất giữa hộ nông dân với các cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất theo cánh đồng lớn”./.
                                                                                    Anh Ngọc - Tử Siêm
Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập407
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,177
  • Tổng lượt truy cập92,030,906
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây