Kinh nghiệm OCOP nhìn từ Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên triển khai chương trình OCOP. Mục tiêu đạt được của chương trình là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế ở các xã, phường, thị trấn, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế tỉnh này theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh học tập, trao đổi kinh nghiệm triển khai, thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tại Quảng Ninh (tháng 5/2017).
Trên cơ sở nguyên lý hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh (từ sản xuất - thu hoạch - chế biến - tiêu thụ) để gia tăng giá trị nguyên liệu bản địa, chương trình OCOP xác định 2 đối tượng quan trọng là sản phẩm (sản phẩm và dịch vụ) và tổ chức kinh tế (tập trung vào HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Sau hơn 4 năm triển khai, chương trình OCOP ở Quảng Ninh đã đạt được những kết quả quan trọng: Có 180 doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác đăng ký tham gia và đang sản xuất trên 210 sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ. Nhiều sản phẩm đã có gia tăng giá trị cao, đa dạng, sản xuất và thương mại định hướng theo chuỗi giá trị với doanh thu từ OCOP đạt hơn 670 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh cùng đoàn công tác tham quan chuỗi sản xuất - tiêu thụ các sản phẩm OCOP Quảng Ninh
Từ những kết quả ấn tượng của Quảng Ninh, Chính phủ đã quyết định đưa Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” thành Chương trình quốc gia theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018.
“Làn gió mới”
Ông Trần Huy Oánh – Chánh Văn phòng NTM tỉnh cho biết, qua học tập kinh nghiệm OCOP của Quảng Ninh và thực hiện Quyết định 490 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh đã, đang tích cực triển khai xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030.
Nhung hươu là 1 trong những sản phẩm được lựa chọn vào chương trình OCOP của Hà Tĩnh
Theo ông Oánh, trong đề án OCOP của Hà Tĩnh, gần 100 sản phẩm các loại có tiềm năng lợi thế có thể phát triển thành sản phẩm đạt tiêu chuẩn của OCOP, như: Cam bù, cam chanh các loại, bưởi Phúc Trạch, các sản phẩm từ nhung hươu, thịt lợn, thịt bò, nước mắm, chè xanh, mật ong, kẹo cu đơ… Đây là những sản phẩm có lợi thế của tỉnh. Các sản phẩm này có thể nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu và trở thành hàng hóa lớn. Hiện nay, một số sản phẩm cũng đã có chỗ đứng khá vững trên thị trường.
Ông Nguyễn Hữu Dực - Tổ trưởng xây dựng đề án OCOP Hà Tĩnh cho biết, đây là đề án mở, luôn tạo cơ hội cho những ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp. Dự trù kinh phí ban hành chính sách riêng để thực hiện đề án khoảng 483 tỷ đồng. Hàng năm, chương trình OCOP sẽ được thực hiện theo một chu trình bao gồm các bước được phối hợp từ trên xuống và từ dưới lên. Cụ thể, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, có chính sách, định hướng phát triển, đưa ra cách thức thực hiện, hướng dẫn và dành sẵn nguồn lực để hỗ trợ. Người dân đề xuất, dân bàn, dân làm và thụ hưởng.
Cu đơ Hà Tĩnh
và cam chanh Thượng Lộc, cam bù Hương Sơn... là những sản phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh để phát triển thương hiệu và trở thành hàng hóa lớn.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" đang được triển khai với kỳ vọng hình thành, phát triển sản xuất các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ truyền thống, có lợi thế theo chuỗi giá trị khép kín, gắn với định hướng thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị gia tăng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, cộng đồng, đặc biệt nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, đảm bảo thực hiện thành công chương trình MTQG xây dựng NTM.
Theo Thanh Hoài/Bao Ha Tinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã