Học tập đạo đức HCM

Phụ nữ với công tác “Dân vận khéo”

Thứ tư - 14/03/2012 09:17
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân vận, trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các địa phương trong cả nước đã có nhiều việc làm thiết thực, vừa góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, vừa nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.


* Từ công tác giải phóng mặt bằng

Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, hiện có hơn 120 công trình, dự án lớn nhỏ, trong đó có nhiều dự án trọng điểm quốc gia. Tổng diện tích đất thu hồi trên 3.500 ha với gần 3000 hộ phải di dời đến các khu tái định cư mới, đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần, truyền thống văn hóa, tập quán... của hàng ngàn hộ dân. Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) để triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Đa số người dân có tâm lý không muốn rời bỏ xóm làng, nơi chôn rau, cắt rốn để chuyển đến nơi ở mới.

Để tháo nút khâu khó này, Hội Phụ nữ huyện Kỳ Anh đã thực hiện cùng lúc nhiều cách để thuyết phục hội viên và nhân dân chấp hành chủ trương của địa phương. Cùng với việc tuyên truyền, vận động hội viên thay đổi cách nghĩ, việc làm và hành động, các cấp Hội cơ sở giúp hội viên biết cách chi tiêu đúng mục đích, dùng tiền vào những việc chính đáng, đầu tư phát triển kinh tế lâu dài trên vùng đất mới… Qua các cuộc hội thảo “chuyển đổi nghề”, tập huấn, hướng dẫn về những nghề cụ thể như chế biến đậu phụ, mây tre đan, trồng nấm... 5 xã vùng tái định cư đã gây dựng được 150 mô hình chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, cho thu nhập từ 3 triệu đến 7 triệu đồng/tháng. “An cư mới lạc nghiệp”, giờ đời sống của nhiều hội viên đã dần ổn định, người dân yên tâm sinh sống trên vùng đất mới. Cũng vì thế mà công tác GPMB ở huyện Kỳ Anh đã đạt được nhiều kết quả tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án được triển khai đúng tiến độ trên địa bàn.

* Thay đổi hủ tục lạc hậu

Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, với 6 dân tộc anh em cùng chung sống, hội viên phụ nữ là người dân tộc thiểu số chiếm tới 84,8%. Bằng những việc làm cụ thể, HLHPN huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên từng bước thay đổi các thủ tục lạc hậu, xây dựng đời đời sống văn hóa tại khu dân cư, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Trước đây, Sa Pa là một trong những huyện có tỷ lệ tảo hôn cao (66%), các trường hợp kết hôn khi chưa đủ tuổi hầu hết đều do bố mẹ gả ép. Một số tập tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang vẫn còn phổ biến trong đồng bào dân tộc thiểu số như: người chết không cho vào trong áo quan, để lâu ngày trong nhà... đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân và sự tiến bộ của phụ nữ.

Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, Hội LHPN huyện Sa Pa xác định, tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, góp phần thay đổi hủ tục lạc hậu là nhiệm vụ trọng tâm. Thực hiện đề án “Cải tạo tập tục lạc hậu trong cộng đồng các dân tộc", “Chống tảo hôn trong cộng đồng các dân tộc thiểu số”, đến nay Hội đã thành lập được 2 Phòng tư vấn chuyên về “Sức khoẻ phụ nữ, trẻ em” cung cấp các kiến thức hôn nhân và gia đình cho nhân dân.

Để đồng bào dân tộc thiểu số tin và làm theo chủ trương, chính sách của Đảng, Hội đã phân công cán bộ tâm huyết, am hiểu phong tục tập quán địa phương, nắm chắc kiến thức pháp luật đến từng gia đình, vận động người dân thực hiện nếp sống mới. Đến nay, toàn huyện có hơn 80% số gia đình tham gia, ký cam kết không lập gia đình cho con cái khi chưa đủ tuổi; vận động được 235 gia đình tổ chức ăn hỏi, hoãn cưới, chờ đến khi đủ tuổi mới tổ chức hôn lễ.

Hội LHPN huyện còn khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho hội viên khôi phục lại những nghề truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương, đang có nguy cơ mai một như: dệt thổ cẩm, mây giang đan, tắm thuốc dân tộc Dao... Đây là những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, vừa góp phần tạo việc làm, giúp hội viên xóa đói, giảm nghèo, vừa duy trì, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

* Đến những việc làm nhỏ mang ý nghĩa lớn

Xác định tầm quan trọng của công tác dân vận trong việc tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư. Trong những năm qua, Hội LHPN các địa phương cả nước đã thực hiện nhiều mô hình thiết thực, có ý nghĩa như mô hình “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Gia đình 5 không 3 sạch”... Qua các phong trào đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng gia đình văn minh, ấm no, hạnh phúc.

Chị Đặng Ngọc Bé, dân tộc Dao, hội viên Chi hội phụ nữ thôn Nà Phát, xã Long Phúc, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, là điển hình tiên tiến trong phong trào xây dựng gia đình văn minh, tiến bộ. Thôn Nà Phát nơi chị sinh sống có 46 hộ, trong đó hơn 90% là người dân tộc Dao, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn. Cũng như nhiều hộ khác trong thôn, gia đình chị cũng chịu ảnh hưởng của thói quen và tập quán lạc hậu như: thả rông lợn, gà, trâu, bò, làm chuồng chăn nuôi sát với nơi ở, mất vệ sinh, tục thách cưới cao, tảo hôn, sinh đẻ nhiều... Năm 2008, Chi hội Nà Phát được Hội Phụ nữ xã chọn làm điểm xây dựng mô hình gia đình “5 không, 3 sạch”. Được hướng dẫn kiến thức về vệ sinh môi trường, đặc biệt là cách làm nhà tiêu, nhà tắm, cải tiến điều kiện sinh hoạt, chị Bé đã vận động chồng, các con tận dụng tre, nứa sẵn có để làm các vật dụng gia đình như: giá để giày dép, treo mũ, nón; móc treo quần áo; chạn bát; làm chỗ đựng dụng cụ lao động như dao, cuốc, xẻng... Nhiều gia đình đến tham quan, thấy tác dụng tốt đã học hỏi cách làm, vợ chồng chị đã hướng dẫn tỷ mỷ và động viên mọi người làm theo, có tác động tích cực đến nhận thức, hành động của các gia đình thôn Nà Phát. Đến nay, 100% gia đình thực hiện “5 không 3 sạch” đều đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

Chị Tẩn Muổng Trình, 47 tuổi, dân tộc Dao, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Bản Pho, xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là điển hình trong phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc của phụ nữ vùng cao. Trước đây kinh tế gia đình chị Trình rất khó khăn, cả nhà 5 miệng ăn, chỉ trông vào một vụ lúa nương và ngô, nên dù cố gắng làm lụng nhưng vẫn nghèo túng.

Được vay 7 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách, chị đã bàn với chồng chăn nuôi lợn để tận dụng các sản phẩm nhà nông... Lúc đầu, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên gặp nhiều rủi ro. Không nản chí, chị đã học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi. Gia đình chị quyết định đầu tư lâu dài, xây dựng chuồng trại kiên cố và nuôi lợn nái sinh sản. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật và đúc rút kinh nghiệm, sau 2 năm gia đình chị đã có 6 con lợn nái sinh sản và hàng chục con lợn thịt, mỗi năm xuất chuồng từ 2 đến 3 tấn lợn thịt, trừ chi phí còn thu nhập 50 triệu đồng. Cùng với nuôi lợn và phát triển đàn trâu 6 con phục vụ cày kéo, để tận dụng nguồn phân chuồng từ chăn nuôi, gia đình chị đã lắp đặt hệ thống hầm chứa bi-o-ga, biến nguồn phân chuồng thành khí đốt phục vụ đun nấu, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm thiểu sức lao động chân tay, không phải chặt phá rừng làm củi, lại phát triển trồng cây thảo quả dưới tán rừng. Đến nay thu nhập từ rừng thảo quả của gia đình chị đạt từ 25 đến 30 triệu đồng/năm; thu hoạch từ ngô, lúa cao sản đạt 7-10 tấn/năm.

Nhờ chăm chỉ làm ăn, học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất, chăn nuôi, tích lũy dành dụm, đến nay gia đình chị đã thoát nghèo bền vững, có điều kiện nuôi các con ăn học tiến bộ, hiện 2 con của chị đã tốt nghiệp Đại học và thoát ly công tác, cháu út đang học Đại học. Đó chính là tài sản lớn, là động lực để gia đình chị xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

Các tập thể, cá nhân phụ nữ tiêu biểu trong phong trào “Dân vận khéo” không chỉ nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình, ngoài xã hội, mà còn là động lực thúc đẩy phong trào phụ nữ phát triển, góp phần quan trọng xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh./.

Theo TTXVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập592
  • Hôm nay73,131
  • Tháng hiện tại732,458
  • Tổng lượt truy cập93,110,122
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây