Học tập đạo đức HCM

Rộn ràng mùa mật

Thứ tư - 07/05/2014 19:56
Với hàng ngàn ha đất rừng, trong đó có Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang bốn mùa hoa trái; một tiểu vùng khí hậu đặc trưng, Vũ Quang đã và đang trở thành miền “đất lành” cho đàn ong. Tháng 4, tháng 5 - mùa ong đi lấy mật, người nuôi rộn rã, tất bật gom góp từng giọt vàng thơm...

“Ông tổ” nghề ong

Người khiếm thị, với khả năng được bù đắp, có thể làm được nhiều nghề để sống như người bình thường. Tuy nhiên, làm nghề nuôi ong lấy mật, hơn thế, phải bươn chải, bôn ba trong vai trò là người tổ chức, điều hành và phát triển nghề nuôi ong để làm giàu cho người dân cả một địa phương, quả là chuyện lạ. Ấy vậy mà, CCB Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch Hội Người mù huyện Vũ Quang, với niềm đam mê máu thịt với con ong và trách nhiệm cao trước cuộc sống của bà con quê nghèo, đã làm tròn sứ mệnh đó và đã được người dân trìu mến gọi là “Ông tổ của nghề nuôi ong Vũ Quang”.

Rộn ràng mùa mật
Nhiều hộ ở Vũ Quang đã được trang bị kiến thức về nuôi ong lấy mật.

Câu chuyện giữa chúng tôi và ông Dũng được bắt đầu từ những tháng năm thăng trầm trong hành trình du nhập đàn ong và phát triển nghề nuôi ong của huyện. Hơn 10 năm trước (2003), Hội Người mù Vũ Quang ra đời, đồng thời cũng đánh dấu sự hình thành nghề nuôi ong tại huyện Vũ Quang. Với vai trò là người đứng đầu tổ chức hội, “nhìn hội viên thiệt thòi, cực khổ là mình không thể cam lòng. Trong đầu lúc nào cũng đau đáu với suy nghĩ làm thế nào để tìm được một nghề phù hợp cho họ vươn lên” - ông Dũng bộc bạch.

Cơ hội đến khi Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang tập huấn, hỗ trợ phát triển nghề nuôi ong cho người dân vùng đệm, ông Dũng là một trong những hộ phát huy tốt hiệu quả của nghề mới. Cũng từ khi nghề nuôi ong cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm, ông Dũng bắt đầu cuộc hành trình truyền nghề, phát triển nghề ở nhiều địa phương trong huyện với mong muốn đây thực sự là nghề XĐGN cho người dân miền núi.

Năm 2008, sau bao lao tâm khổ tứ, với sự hỗ trợ của Trung tâm Phát triển cộng đồng Hà Tĩnh, nhiều tổ chức trong và ngoài nước, nghề nuôi ong Vũ Quang nhân được 3.000 đàn ong trên toàn huyện. Nhưng cũng trong năm này, một trận dịch nặng nề bùng phát đã đưa nghề ong non trẻ của Vũ Quang đứng trước bờ vực phá sản. Sau nhiều đêm mất ngủ, ông Dũng tự tìm kiếm và chế tác được một loại thuốc đặc hiệu để cứu đàn ong. Hành trình khôi phục đàn ong đang được dồn sức thực hiện thì cơn lũ lịch sử năm 2010 đã cuốn phăng gần như tất cả thành quả bao năm gây dựng.

Không đầu hàng trước thử thách ngặt nghèo, một lần nữa, ông Dũng lăn lộn, bôn ba với hy vọng khôi phục nghề ong địa phương trong tình trạng các gia đình kiệt quệ về kinh tế. Tiếp sức cho nghề ong, dự án “Cải thiện sinh kế cho người nghèo” hỗ trợ nguồn lực cho 60 hộ - đây được coi là điểm tái khởi động cho nghề nuôi ong sôi động của Vũ Quang hiện nay. Bây giờ, khi đàn ong đã không ngừng sinh sôi nảy nở, ông tổ nghề ong vẫn đều đặn đến với bà con khắp thôn cùng ngõ hẻm sẻ chia khó khăn, hỗ trợ từng động tác kỹ thuật và nuôi lớn ước mơ xây dựng vùng sản xuất hàng hóa.

Khi mật ong là sản phẩm chủ lực

Những ngày này, mặc dù rất bận rộn với việc chăm sóc đàn ong, rồi thu hoạch và chế biến mật, nhưng vợ chồng ông Trần Đình Trường (xã Đức Giang), đã có kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sau vụ thu hoạch mật này, sẽ tiếp tục nhân đàn ong lên quy mô lớn hơn. Theo ông Trường, ở một địa bàn miền núi nhiều tiềm năng như Vũ Quang, đến thời điểm này, ít nghề nào có thể sánh bằng nghề nuôi ong trên nhiều phương diện. Là một thành viên của HTX nuôi ong xã Đức Giang, ông có trên 10 đàn ong, thu nhập mỗi năm trên dưới 40 triệu đồng. Bây giờ ở Vũ Quang, đặc biệt là đối với các xã trọng điểm nghề ong, dù ít dù nhiều, những người nuôi ong đều nắm rất chắc về đặc tính sinh dưỡng cũng như cơ chế làm mật của con ong. Đặc biệt, họ sẵn sàng tiết lộ những chi tiết mà trước đây người nuôi ong coi là bí quyết.

Rộn ràng mùa mật
Đầu tư vốn ít, lao động nhẹ nhàng, nhưng nghề nuôi ong đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn trong quá trình theo dõi, chăm sóc.

Cũng theo ông Trường và nhiều hộ nuôi ong ở Vũ Quang, việc nuôi ong không khó nhưng người nuôi đòi hỏi phải yêu nghề; có tính kiên trì, tỷ mẩn và phải có vốn kiến thức nhất định về đặc tính sinh trưởng và phát triển của loài ong. Trong năm, ong thường cho 2 vụ mật, nhưng chủ yếu là vụ xuân hè (tháng 3 đến tháng 7), thời kỳ nhiều hoa rừng nhất trong năm. Trong thời kỳ này, tuyệt đối không cho ong ăn thêm bất cứ thứ gì và cũng không được can thiệp bất cứ việc gì vào đàn ong để tránh làm kém chất lượng mật. Ngoài ra, người nuôi ong cần biết cách nhân đàn, điều chỉnh thế đàn; nhận biết bệnh, chữa bệnh cho ong và nắm vững cách lấy mật, đảm bảo chất lượng mật cũng như bảo toàn được số lượng đàn.

Đến thời điểm này, toàn huyện Vũ Quang đã có trên 1.000 hộ tham gia nuôi ong với số lượng trên 5.000 đàn; sản lượng mật đạt trên 40 tấn/năm. Ngoài ra, các hộ còn nhân đàn và bán ra hàng ngàn đàn ong giống; tổng thu nhập đạt hàng chục tỷ đồng. Nghề nuôi ong ở Vũ Quang đã góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hình thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương.

V.D
Nguồn: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập365
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại879,497
  • Tổng lượt truy cập92,053,226
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây