OCOP
Bánh gai Đức Yên Bánh gai Đức Yên

HTX SẢN XUẤT BÁNH GAI ĐỨC YÊN

Địa chỉ: Thôn Hùng Dũng, xã Đức Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

- Điện thoại: 0967.167.333

- Email: banhgaiducyen.vn@gmail.com

- Website: www.banhgaiducyen.vn

S000054 Chế biến từ rau, củ, quả, hạt Số lượng: 1000 cái

Bánh gai Đức Yên

Sản phẩm đạt:      
Giá bán: Liên hệ

chi tiết sản phẩm

Bánh gai Đức Yên được làm từ bột gạo nếp, sử dụng lá gai để làm dậy mùi của bánh. Nhân bánh làm bằng đậu xanh sên nhuyễn cùng đường. Thế nhưng, vị ngọt của phần vỏ bánh gai lại được tạo nên từ nước mật mía đặc trưng của người miền Trung.

Để có lá gai làm bánh, người Đức Yên trồng cây gai ở bãi bồi ven sông La. Tên gọi bánh gai có lẽ xuất phát từ tên loại lá đặc biệt không thể thiếu khi làm bánh này. Lá gai giúp tạo màu đẹp, tạo hương thơm cho bánh. Những bãi bồi tươi tốt cho lá gai to đẹp mà không cần nhọc công chăm bón. Người làm bánh đi cắt từng ôm lá, chỉ để lại trơ gốc, từ gốc cũ, cây gai mọc lên lá mới, cứ thế, vài năm mới phải trồng lại. 
 

Mới thoạt nhìn hình dáng nhỏ nhắn của bánh gai, ít ai nghĩ rằng, quy trình làm bánh từ lúc lựa nguyên liệu đến khi bánh thành hình rất phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn và cả con mắt nghề lâu năm của thợ bánh.

Lá chuối khô gói bánh được một số người chuyên đi mua gom quanh vùng về bán cho các hộ làm bánh, lá gai được trồng trong vườn.  Không có lá gai thì cũng chẳng còn nghề làm bánh gai nữa.

Người dân Đức Yên thường trồng cây lá gai ở bãi bồi ven sông La. Có lẽ bởi phù sa ở đây màu mỡ mà cây nào cũng tươi tốt, lá to bản và xanh mơn mởn. Đến độ làm bánh, lá gai được hái về, chọn những lá lành lặn, bỏ cuống, tỉ mẩn tước hết từng cái gân lá một, rồi đem phơi cho thật khô. Khi ấy, một mặt lá đã chuyển màu đen thẫm, mặt kia hơi trắng xám là được. Sau đó đem rửa sạch và bỏ vào nồi luộc thật kỹ. Thường để cho lá thật mềm, phải ninh liên tục từ 1-2 ngày, lâu lâu lại đổ ra thay nước mới để luộc tiếp.

Khi lá đã luộc xong, thì vớt ra, nắm lại thành từng cục để vắt cho kiệt nước, lúc đấy mới đem đi giã nhuyễn. Giã lá gai bằng cối có thể nói là công đoạn nặng nhọc nhất trong cả quy trình làm bánh. Vì lá gai phải được giã rất lâu mới trở nên mịn được, giã càng mịn thì bánh càng ngon, càng tròn vị.

Công đoạn trộn bột lá gai với bột nếp và mật mía rồi lại đem vào cối đại giã tiếp. Để bánh ngon hơn, người ta phải kén cho được gạo nếp hoa cau để làm cán thành bột, vì nếp này thơm và rất dẻo. Lần giã này vất vả hơn và đòi hỏi người giã phải thật đều tay, đủ độ mạnh để cho hỗn hợp này thật nhuyễn và mịn. Đây là giai đoạn “lèn bánh”. Giai đoạn này chỉ kết thúc khi ta dùng tay xoa xoa ít bột thấy thật mịn, hỗn hợp có màu đen bóng, dễ tạo khối. Nếu không phải thợ làm bánh chuyên nghiệp thì rất dễ để bột bị nhão hoặc khô quá, do lượng mật mía cho vào không thích hợp.

Tiếp đến là nhân bánh gồm: Đậu xanh đổ lên giã cùng với đường cho thật mịn, thêm một ít dừa nạo rang khô, cuối cùng rắc vào hỗn hợp vài giọt dầu chuối cho thơm. Lấy bột bánh nặn thành từng cục tròn rồi dàn mỏng trong lòng bàn tay, lấy nhân cho vào giữa rồi vê lại sao cho bột phủ kín phần nhân bên trong, tạo hình bánh tròn, đầy đặn.

Sau đó lăn bánh lên cái mâm nhôm có rải sẵn vừng rang khô. Vị bùi bùi của vừng sẽ làm bớt hắc, và khi bóc bánh đỡ bị dính vào lá. Sau đó đem gói bánh bằng lá chuối khô, mà phải là lá từ cây chuối tiêu, để già và khô tự nhiên trên cây thì mùi bánh sau này mới thơm được.

Cuối cùng là đem bánh đi hấp. Làm bánh vất vả bao nhiêu mà chỉ cần hấp bánh chín chưa tới, hoặc chín quá thì coi như công “dã tràng” hết. Vì nếu hấp chưa chín mà đem đi hấp lại thì sẽ mất hết vị bánh, nên thợ bánh khi hấp phải căn rất cẩn thận, từ nhiệt độ, lượng nước, thời gian… để khi vớt ra là bánh vừa chín tới.

Có những thợ bánh lâu năm ở làng tôi, họ chỉ cần ngửi mùi thơm của bánh là biết ngay bánh chín hay chưa. Sau khi vớt bánh ra, để nguội và thật ráo nước rồi dùng lạt nhuộm màu đỏ, cột chặt từng chiếc một, và bó năm chiếc lại với nhau sao cho thật vuông vức. Lúc này, người thợ làm bánh mới có thể thở phào nhẹ nhõm cho một mẻ bánh đã hoàn thiện.

Một chiếc bánh đạt yêu cầu là thịt bánh phải vừa dẻo mịn vừa thơm đặc trưng của lá chuối tiêu, hòa quyện với cái vị dịu mát của lá gai, gạo nếp và mật mía, phảng phất hương thơm nồng của dầu chuối, thêm cái ngọt thanh thanh của nhân đậu, bùi bùi của dừa khô …



 

Thảo luận - Hỏi đáp

  Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm cùng loại
OCOP_Dưới
Giỏ hàng
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập108
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm100
  • Hôm nay77,960
  • Tháng hiện tại386,105
  • Tổng lượt truy cập87,741,175
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây