Học tập đạo đức HCM

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành công điện khẩn ứng phó bão số 7

Thứ ba - 13/10/2020 05:58
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng vừa ra công điện khẩn gửi các địa phương, đơn vị về việc tập trung ứng phó với bão số 7 và tình hình thiên tai thời gian sắp tới trên địa bàn.
108d2165338t7810l7 dbqg xtnd 20201013 1

Theo dự báo, bão số 7 đổ bộ vào đất liền từ chiều 16/10.

Theo thông tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, đến 7 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 - 10 (75 - 100 km/giờ), giật cấp 12.

Vùng nguy hiểm do bão trên biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 16,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

152d2153330t95134l0

Tàu thuyền vào tránh trú bão ở Cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà.

Do ảnh hưởng của bão số 7, ở khu vực Bắc biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 10, giật cấp 12; biển động rất mạnh. Ở khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9 - 10, giật cấp 12; biển động rất mạnh, sóng biển cao từ 3 - 5m.

Từ ngày 14 đến ngày 16/10, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rất to và rải rác có dông, với tổng lượng mưa phổ biến 150 - 350 mm/đợt, có nơi trên 400 mm/đợt.

152d2153402t24756l0

Mưa lớn nhiều khả năng sẽ gây ngập lụt ở các vùng của Hà Tĩnh.

Thực hiện Công điện số 1393/CĐ-TTg ngày 12/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ; ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại cuộc họp trực tuyến chỉ đạo ứng phó với bão số 7 và tình hình mưa, lũ chiều ngày 12/10/2020; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng ngành, đơn vị; chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung triển khai ngay một số nhiệm vụ sau:

1. Triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung Công điện số 1393/CĐ-TTg ngày 12/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ứng phó với bão số 7 và kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh tại cuộc họp trực tuyến vào chiều ngày 12/10/2020 về việc ứng phó với bão số 7 và tình hình thiên tai thời gian sắp tới trên địa bàn tỉnh.

2. Bão số 7 và tình hình mưa, lũ phức tạp diễn ra cùng với thời gian diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, vì vậy, yêu cầu lãnh đạo các địa phương, đơn vị đi dự đại hội phải phân công công việc và giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ cấp dưới thuộc quyền tổ chức thường trực, chỉ đạo, chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với bão, mưa lũ.

Yêu cầu tất cả các địa phương, đơn vị phải tập trung cao nhất cho công tác ứng phó với thiên tai, tránh để thiệt hại về người và tài sản trong bão, mưa, lũ với những nội dung cụ thể sau:

Đối với vùng biển và vùng ven biển:

- Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển và UBND các huyện, thành phố, thị xã theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 7, thông báo cho chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão số 7 để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Tổ chức theo dõi, kiểm soát các tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền; hướng dẫn neo đậu tàu, thuyền tại các bến, các khu vực cửa sông khi có lũ lớn, đảm bảo an toàn.

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người và tài sản, khách du lịch trên các đảo và ven biển, các khu nuôi trồng thủy sản; tuyệt đối không được để người dân ở lại trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản khi có bão và mưa, lũ; sẵn sàng phương án sơ tán dân khu vực ven biển, cửa sông, nơi thấp trũng đến nơi an toàn theo các kịch bản đã phê duyệt. Chủ động vận hành các công trình tiêu, thoát lũ, nhất là các công trình tiêu thoát lớn, như: Cống Đò Điệm, cống Trung Lương, Đức Xá, cống Cầu Sú, cống Tây Yên, cống Voọc Sim, Đò Bang…

152d2153640t47548l0

Thủy điện Hố Hô xả tràn vào ngày 8/10.

Đối với các địa phương vùng núi, vùng đồng bằng:

Thời gian qua, mưa kéo dài trong nhiều ngày, đất đã bão hòa nước nên rất dễ bị sạt lở khi có mưa lớn, vì vậy yêu cầu các địa phương, đơn vị phải tiến hành kiểm tra, rà soát kỹ ngay tất cả các vị trí có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt sâu, nhất là các vùng: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh..; phân công cán bộ theo dõi cụ thể các vùng có nguy cơ cao về thiên tai, chủ động triển khai các phương án ứng phó phù hợp; thông báo đến tận từng hộ gia đình nằm trong vùng nguy hiểm để chủ động ứng phó, phòng tránh hiệu quả; đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho người dân, không để người dân bị đói, rét, không có chỗ ở khi có tình huống xảy ra; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Kiểm tra và triển khai ngay các phương án đảm bảo an toàn cho các hồ chứa nước (cả thủy lợi và thủy điện), nhất là các hồ chứa nhỏ, các hồ chứa xuống cấp nguy cơ mất an toàn cao; chủ động điều tiết các hồ chứa nước lớn, vừa đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, vừa đảm bảo tích đủ nước cho sản xuất năm 2021.

Tuyệt đối không được để sót những tình huống không kiểm soát, dẫn đến thiệt hại không đáng có, nhất là Nhân dân vùng có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, vùng hạ du các hồ chứa, đê điều.

152d2153543t75157l0

Người dân xã Hộ Độ tranh thủ thu hoạch thủy sản trước mùa mưa bão.

3. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều công trình phòng, chống thiên tai đang thi công dang dở, đề nghị các địa phương, các chủ đầu tư triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và công trình trong điều kiện mưa, lũ kéo dài; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công vừa phòng ngừa thiên tai, đồng thời để giải ngân vốn đầu tư công đúng quy định; sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để xử lý các sự cố khi có tình huống xảy ra.

4. Các địa phương, đơn vị tuyên truyền sâu rộng để người dân nắm bắt thông tin, tuyệt đối không để thiệt hại về người trong quá trình mưa, bão, lũ. Bố trí lực lượng, phương tiện tại các địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục kịp thời hậu quả mưa lũ.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến thiên tai; tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động phòng, tránh.

5. Sở GTVT phối hợp với Công an tỉnh và các địa phương tổ chức kiểm tra, cử người canh gác, hướng dẫn giao thông tại các bến đò dọc, đò ngang, các ngầm qua sông, suối, các tuyến đường có nước tràn chảy qua để tránh xảy ra các trường hợp thiệt hại về người do bất cẩn. Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để kịp thời chi viện cho các công trình trọng điểm khi có lệnh.

6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh chuẩn bị sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu; đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

7. Đề nghị các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các địa phương theo phân công của UBND tỉnh tại các Quyết định số 827/QĐ-UBND ngày 12/3/2020, Quyết định số 1581/QĐ-UBND ngày 22/5/2020 chủ động xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai các giải pháp ứng phó với bão số 7 và tình hình mưa, lũ.

8. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, sử dụng tối đa trang thiết bị đã có, khai thác dự báo của các Đài Quốc tế để kịp thời đưa ra nhận định có tính chính xác cao nhất, nhất là các hình thái thời tiết cực đoan để cung cấp cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các địa phương biết để kịp thời chỉ đạo Nhân dân chủ động phòng, tránh có hiệu quả.

9. Các sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với địa phương, đơn vị chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó với bão, mưa, lũ lớn; duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

10. Tổ chức lực lượng trực ban 24/24h tại các cơ quan, đơn vị để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra, kịp thời báo cáo về UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để chỉ đạo.

Theo V.Đ/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Hôm nay11,623
  • Tháng hiện tại421,115
  • Tổng lượt truy cập90,484,508
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây