Học tập đạo đức HCM

Băng rừng tìm cỏ máu - "thần dược” cho sản phụ

Thứ sáu - 11/11/2016 20:01
Cỏ máu thuộc loại dây leo với thân to như cổ tay người lớn và cứng như gỗ. Thân cây khi chặt tiết ra thứ nhựa màu đỏ như máu. Theo bà con dân tộc, sản phụ sau khi sinh chỉ cần uống nước chế từ loại cây này vài ba ngày là có thể làm việc bình thường mà không cần ở cữ…

Bà con các dân tộc sống dọc theo dãy Trường Sơn (Quảng Bình) coi cây cỏ máu lấy từ rừng sâu như thần dược… Đặc biệt, đối với những sản phụ người dân tộc nơi đây, sau khi sinh chỉ cần uống nước chế từ loại cây này vài ba ngày là có thể ngồi dậy đi nương, đi rẫy, làm việc bình thường mà không cần ở cữ…

Theo ông Cao Xuân Tình - một thầy lang người Rục ở bản Ón (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình), mặc dù được gọi là cỏ máu nhưng thực ra nó thuộc loài dây leo và không như những cây dây leo bình thường khác bởi thân loại cây này to như cổ tay người lớn và cứng như gỗ. Thân cây sau khi chặt thường tiết ra một thứ nhựa màu đỏ như máu nên có tên cỏ máu. 

 bang rung tim co mau - 'than duoc” cho san phu hinh anh 2

Cỏ máu dù để khô nhiều năm thì khi sắc nước vẫn ra màu đỏ.

Đặc biệt, dù cây này để khô nhiều năm nhưng sau khi thái nhỏ, sắc nước thì cũng cho ra một loại nước có màu đỏ. Từ rất lâu, khi đang sống trong hang đá, người Rục đã biết lấy cây này cho phụ nữ chế uống khi sinh đẻ. Người Rục bảo rằng, cái thứ nước có màu đỏ như máu đó nó có thể thay thế được máu người và khi người phụ nữ sinh đẻ thường mất nhiều máu nên uống vào để bù lại. 

 bang rung tim co mau - 'than duoc” cho san phu hinh anh 3

Bà con Vân Kiều ở xã Trường Sơn khai thác cỏ máu, tập kết lại một chỗ để bán cho thương lái

Không những thế, thứ thuốc nấu từ cỏ máu được cho là còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, đẩy được những chất bẩn trong người của sản phụ ra ngoài. “Đàn bà ở đây sau khi đẻ chỉ cần uống nước cỏ máu và một số loại thuốc rừng khác nữa khoảng ba ngày là có thể ngồi dậy đi mần (làm) việc rồi, không cần ở cữ mô” – ông Tình nói.

 bang rung tim co mau - 'than duoc” cho san phu hinh anh 4

Niềm vui của một phụ nữ Vân Kiều khi kiếm được một vác cỏ máu 

Cũng theo ông Tình, nước cỏ máu lúc mới uống vào có vị chát nhưng sau đó ngọt dần trong miệng. Không chỉ sản phụ, người bình thường uống nước nấu từ cỏ máu cũng có tác dụng bổ máu, khi đau bụng uống vào hết ngay. Cỏ máu cũng được dùng để tắm cho trẻ con rất tốt…

Không chỉ có người Rục mới biết dùng cây cỏ máu mà hầu hết đồng bào dân tộc sống dọc dãy Trường Sơn ở Quảng Bình như: Vân Kiều, Ma Coong, A Rem, Khùa, Mày, Mã Liềng… cũng biết sử dụng loại cây này và coi nó như “thần dược” cho sản phụ… Ngay cả người Kinh ở Quảng Bình, nhiều người cũng mua cỏ máu về cho sản phụ uống. Vì vậy, hiện nay ngoài việc khai thác về để dùng, người dân nơi đây còn đi tìm về để bán.

 bang rung tim co mau - 'than duoc” cho san phu hinh anh 5

 bang rung tim co mau - 'than duoc” cho san phu hinh anh 6

Để có một vác cỏ máu nặng khoảng 50kg như thế này, bà con phải mất cả ngày luồn rừng nhưng chỉ kiếm được hơn trăm ngàn.

Hiện cỏ máu tươi được bán với giá chỉ 2.000 đồng/kg nhưng phải đi rất xa mới có. Hồ Xoan, một người Vân Kiều ở xã Trường Sơn (Quảng Binh) cho biết, anh phải mất cả ngày mới khai thác được một bó cỏ máu nặng chừng 50 kg, bán chỉ được trăm ngàn.

Tác giả bài viết: Phan Phương

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập274
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại220,907
  • Tổng lượt truy cập90,284,300
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây