Phạm Xuân Thành với các sản phẩm tôm sạch tham gia cuộc thi Dự án khởi nghiệp năm 2017 tại TP.HCM. Ảnh: NVCC.
Từ tình yêu "bất diệt" với tôm
Câu hỏi đó luôn canh cánh trong lòng kiến trúc sư trẻ tuổi Phạm Xuân Thành. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống gần 30 năm nuôi tôm, nhưng Thành nhận thấy, không thể nâng cao giá trị con tôm với cách nuôi truyền thống.
Tốt nghiệp ĐH Kiến trúc TP.HCM và có công việc ổn định ở TP, nhưng câu chuyện về nuôi tôm sạch vẫn luôn ám ảnh tâm trí kiến trúc sư trẻ. Ngày đi làm, tối về Thành mày mò lên mạng tìm hiểu các phương thức nuôi trồng thủy sản sạch, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại quê hương mình.
Cứ như vậy, những bộ tài liệu, những hình ảnh, clip về tôm sạch đã khiến chàng kiến trúc sư trẻ lấy con tôm làm “tình yêu” của mình.
Bước ngoặt đến khi Thành “rẽ lối đi riêng” với một quyết định táo bạo là bỏ việc về quê làm… nông dân sau 2 năm làm việc tại một doanh nghiệp về kiến trúc.
“Những trí thức nếu cứ ở lại thành phố lập nghiệp thì ai về quê hương làm giàu nơi mảnh đất mình sinh ra. Quê hương mình còn nhiều khó khăn, người dân còn rất vất vả mưu sinh. Mình muốn giúp người dân quê mình sống khá lên với những gì đang có” - Thành tâm niệm.
Thành kể, chưa bao giờ cho phép mình nghĩ đến thất bại. Thành nghĩ bản thân mỗi người đã thành công khi đã dám theo đuổi sở thích, dám theo đuổi suy nghĩ và dám chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Nếu không theo đuổi nó, với Thành là thất bại.
Các sản phẩm tôm của Thành. Ảnh: NVCC.
... đến những "quả ngọt" đầu tiên
Dự án của Thành với mục tiêu là phân phối ra thị trường sản phẩm là tôm thiên nhiên với mục tiêu phục vụ nhu cầu nội địa. Các sản phẩm này tại địa phương chủ yếu đều được thu mua và xuất khẩu, còn người tiêu dùng trong nước vẫn phải sử dụng những con tôm nuôi công nghiệp, sử dụng thuốc kháng sinh và không được sạch.
Với Thành, dù đây là một sản phẩm cũ, ai cũng biết nhưng thật sự lại không biết cụ thể, chính xác là gì. Câu hỏi mà Thành thường xuyên nghe bởi khách hàng là tôm thiên nhiên là gì? Thành muốn nhiều người biết và sử dụng những sản phẩm tốt thế này, để nó không chỉ "xuất ngoại" mà con trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước.
Địa phương Thành vốn nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn. Nguồn thức ăn của tôm, cua là rong, tảo và các sinh vật phù du có trong rừng là điều kiện rất tốt để nuôi tôm sạch. Thành trồng thêm cây đước. Khi lá cây đước rụng xuống, phân hủy và tạo nên nguồn thức ăn cho tôm, cua.
Việc nuôi tôm như thế hoàn toàn không sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thuốc kháng sinh.
“Tôm sú thì mình có thả con giống vì giống tự nhiên không nhiều, tôm đất và tôm thẻ thì giống hoàn toàn tự nhiên. Cua thì có thả thêm con giống để tăng số lượng, vì giống cua tự nhiên không nhiều như trước đây.
“Tôm nuôi thông thường sẽ sử dụng thức ăn công nghiệp và thuốc kháng sinh. Việc nuôi thiên nhiên thế này sẽ phải phụ thuộc vào thiên nhiên. Người nuôi sẽ không kiểm soát được số lượng và năng suất sẽ thấp hơn tôm nuôi công nghiệp rất nhiều nhưng sản phẩm chất lượng hơn nhiều” - Thành nói.
Tôm được đánh bắt 2 lần mỗi tháng và bắt theo con nước trong khoảng thời gian từ ngày 1 - 5 âm lịch và 15 - 20 âm lịch khi con nước xuống thấp nhất. Người nuôi sẽ xả nước trong đầm ra, tôm đi ăn theo con nước và đóng vào lưới chắn.
Các sản phẩm tôm sau khi thu hoạch đều được làm lạnh và đưa đi thử nghiệm các chất tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn chất lượng (Quatest 3) của Bộ Khoa học và Công nghệ. Kết quả cho thấy các hàm lượng kim loại nặng như chì, cadimi, asen hoặc thủy ngân... hoàn toàn không phát hiện trong mẫu thử.
Các sản phẩm tôm sạch của Thành đều được đóng hộp đông lạnh đưa đi tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn, tại Phiên chợ xanh tử tế (TP.HCM)… Ngoài ra, Thành còn phát triển các sản phẩm tôm khô với thời gian bảo quản lâu hơn.
“Doanh thu của mình hiện tại vào khoảng 100 triệu đồng/tháng. Mình sẽ không dừng lại ở đó và phát triển dự án ở quy mô lớn hơn để phục vụ cho nhiều người hơn” - Thành tự tin.
Theo Khampha.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã