Học tập đạo đức HCM

Bốn huyện dẫn đầu trong xây dựng nông thôn mới: Những kinh nghiệm quý

Thứ hai - 19/06/2017 23:02
Đan Phượng, Đông Anh, Hoài Đức và Thanh Trì là các địa phương thuộc "top" đầu của Hà Nội trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với 100% xã đã hoàn thành. Đạt được kết quả đó, bên cạnh lợi thế ven đô, không thể không ghi nhận cách làm sáng tạo của 4 huyện. Đấy cũng là những kinh nghiệm quý để các địa phương khác tham khảo, linh hoạt áp dụng theo tình hình thực tế...
 
100% đường giao thông liên xã, liên thôn tại huyện Đan Phượng đã được bê tông hóa, nhựa hóa. Ảnh: Đình Huệ

Hiệu quả nhờ sáng tạo

Bất cứ ai đến thôn La Thạch (xã Phương Đình) hay một thôn, xóm nào ở huyện Đan Phượng đều ấn tượng bởi những con đường bê tông sạch sẽ, rãnh thoát nước có nắp đậy... Buổi tối, đèn điện chiếu sáng các ngõ, xóm. Hệ thống kênh mương, điện, trường, trạm được xây mới, cải tạo khang trang. Đặc biệt, cả 15 xã đều có nhà văn hóa, khu thể thao quy mô thôn và xã, điều chưa từng có trước khi xây dựng nông thôn mới. 

Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Hữu Hoàng nhớ lại: Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, việc đầu tiên là các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, tạo khí thế sôi nổi trong toàn huyện. Từ chủ trương "Nhà nước hỗ trợ xi măng, cát, sỏi; nhân dân đóng góp ngày công, hiến đất mở rộng những đoạn đường cong, ngõ cụt", năm 2014, toàn huyện đã xây dựng được 22km đường trục thôn; 19km rãnh thoát nước; 136,7km đường ngõ xóm; 80,6km đường trục chính nội đồng với tổng kinh phí 317,4 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp 413.722 ngày công và hiến hơn 2.522m2 đất thổ cư, hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp; 31 doanh nghiệp ủng hộ nhân công, máy móc, giá trị hạch toán hơn 25,5 tỷ đồng. Đến năm 2015, Đan Phượng là huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới đầu tiên ở Thủ đô.

Nếu Đan Phượng về đích đầu tiên nhờ làm tốt công tác vận động nhân dân, doanh nghiệp thì ở huyện Đông Anh, nâng cao thu nhập cho người dân được coi là giải pháp cốt lõi. Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Phạm Văn Châm cho biết: Huyện ưu tiên phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị cao. Đối với gần 2.000ha tập trung, quy hoạch để sản xuất nông nghiệp ổn định, huyện chỉ đạo dồn điền đổi thửa, hình thành vùng sản xuất lớn. 

Đến nay, 1.283ha đã chuyển đổi để trồng rau an toàn, chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Tận dụng lợi thế của địa phương có nhiều cụm, điểm công nghiệp, huyện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển thương mại, dịch vụ, tăng việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Năm 2016, thu nhập bình quân trên địa bàn đạt 43 triệu đồng/người/năm. Với những thay đổi tích cực này, cuối năm 2016, Đông Anh được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Tại Thanh Trì, lĩnh vực môi trường được huyện chọn để tập trung tháo gỡ, làm nền tảng cho xây dựng nông thôn mới. Là địa phương có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, địa hình trũng, dễ ngập úng, môi trường bị ảnh hưởng trực tiếp từ Nghĩa trang Văn Điển và một số dòng sông "chết"; hệ thống xử lý chất thải lạc hậu, thiếu đồng bộ ở 2 cụm công nghiệp Văn Điển, Cầu Bươu và các làng nghề thủ công dệt nhuộm, thu gom tái chế phế liệu… nên Thanh Trì đã xây dựng đề án nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ môi trường đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 để giải quyết tình trạng ô nhiễm. Huyện đã huy động nhân dân đóng góp hàng chục tỷ đồng cải tạo môi trường, kè ao hồ; xây dựng, nhân rộng các mô hình: “Làng, xóm sáng - xanh - sạch - đẹp”, “Nghĩa trang xanh”… 

Cách làm sáng tạo của huyện Hoài Đức lại gắn liền với dấu ấn là những công trình giao thông ngõ, xóm. Theo Quyết định 16/2012/QĐ-UBND, ngày 16-7-2012, của UBND TP Hà Nội về thí điểm một số chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn TP Hà Nội giai đoạn 2012-2016, người dân phải ứng tiền để xây dựng công trình, thành phố hỗ trợ khi dự án hoàn thiện. Tuy nhiên, để người dân không phải ứng tiền, huyện Hoài Đức đã vận động doanh nghiệp ứng vốn. Nhờ vậy, các công trình xây dựng cơ bản được đẩy nhanh tiến độ...

Tiếp tục nâng chất lượng tiêu chí
 
Chăm sóc rau an toàn tại xã Nam Hồng (huyện Đông Anh). Ảnh: Khánh Nguyên

Sau 2 năm được công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, Đan Phượng vẫn đang phát huy ưu thế dẫn đầu khi các tiêu chí tiếp tục được nâng cao. Không dừng lại ở đầu tư cơ sở hạ tầng, giai đoạn này, xây dựng nông thôn mới ở Đan Phượng sẽ hướng đến phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo thu nhập cao hơn cho người dân. Huyện tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, bước đầu, hình thành 5 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, phong trào “đường có hoa, nhà có số” tiếp tục được nhân rộng. “Chúng tôi luôn tư duy để có cách làm mới trong xây dựng nông thôn mới” - Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Nguyễn Tất Thắng nhấn mạnh.

Tiếp nối những thành quả đã đạt được, các huyện Đông Anh, Hoài Đức và Thanh Trì đang xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí và xác định lợi thế luôn kèm theo thách thức. Trong đó, các vấn đề như ô nhiễm môi trường, hạ tầng nông thôn, việc làm cho lao động sau thu hồi đất… cần được tập trung giải quyết một cách hiệu quả. Cũng cần nói thêm là thời điểm này, Đông Anh, Hoài Đức và Thanh Trì còn phấn đấu, đáp ứng các mục tiêu để trở thành quận. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng hạ tầng, bảo đảm kết nối đồng bộ kết cấu kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hoàn thành các tiêu chí của đơn vị hành chính cấp quận là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa lâu dài. Riêng với hai huyện Hoài Đức và Thanh Trì, dù đã xong các khâu cơ bản, nhưng do có sự thay đổi về tiêu chí nên việc công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới phải hoàn thiện hồ sơ. 

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội Lê Thiết Cương cho biết: "Mới đây, Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân của Thành ủy Hà Nội đã họp, bỏ phiếu đồng ý 2 huyện Hoài Đức, Thanh Trì đạt chuẩn nông thôn mới và trình hồ sơ lên Chính phủ xét công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2017". Đây là tin vui để các huyện tiếp tục nỗ lực phấn đấu vì một nông thôn thực sự đổi thay và những cách làm sáng tạo tại Đan Phượng, Đông Anh, Hoài Đức và Thanh Trì là ví dụ sinh động đáng để tham khảo, áp dụng một cách linh hoạt. 

Tác giả bài viết: Nguyễn Mai

Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại925,008
  • Tổng lượt truy cập92,098,737
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây