Học tập đạo đức HCM

Chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp "thiếu và yếu"

Thứ hai - 09/02/2015 22:55
Đại diện một số doanh nghiệp đang có kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cho rằng chính sách, cơ chế của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn còn thiếu và yếu, đặc biệt là việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư rất kém.

Phát biểu tại cuộc họp thành lập “Nhóm công tác thu hút đầu tư nông nghiệp, nông thôn” chiều ngày 9-2 tại TPHCM do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) chủ trì, bà Thái Hồng Xuân Nguyệt, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ & Chất lượng Nông sản Vingroup, cho biết Vingroup sẽ đầu tư vào ba lĩnh vực chính là cơ giới hoá, tự động hoá nông nghiệp; ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, và chế biến sau thu hoạch.

Cần có cơ sở dữ liệu nông nghiệp

Tuy nhiên, Vingroup gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các dữ liệu cần thiết để tiến hành các dự án đầu tư, bà Nguyệt nói.

“Hiện chúng tôi đang xây dựng dự án đầu tư để trình phê duyệt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, việc thu thập dữ liệu vô cùng khó khăn. Chúng tôi cần biết vùng đất nào trồng cây gì, năng suất bao nhiêu, nhu cầu thị trường như thế nào, chuyên gia là ai … Chúng tôi đề xuất Bộ NN&PTNT nên xây dựng một cơ sở dữ liệu để những nhà đầu tư, hoặc doanh nghiệp mới chân ướt chân ráo vào nghề có thể tiếp cận dễ dàng,” bà Xuân Nguyệt nói.

Sau khi tăng cường mở rộng đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ, theo bà Nguyệt, Vingroup đang có kế hoạch đầu tư sâu vào nông nghiệp để có thể chủ động nguốn cung cấp cho chuỗi khách sạn, cửa hàng bán lẻ của mình.

Ông Bùi Quang Huy, Giám đốc Trung tâm dịch vụ mới thuộc tập đoàn viễn thông quân đội Viettel cũng đồng tình với nhận xét trên. Ông Huy cho biết Viettel cũng gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai dự án AgriOne để kết nối 4 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân và chuyên gia.

“Nhiều khi chúng tôi cần liên lạc với một chuyên gia đầu ngành để tư vấn, giải quyết một vấn đề cụ thể nhưng không biết ai để liên lạc,” ông Huy nói.

Ông Huy đề xuất xây dựng một cơ sở dữ liệu thống nhất để tất cả các đơn vị quan tâm đều có thể sử dụng. “Về dữ liệu, tôi nghĩ Bộ Nông nghiệp đã có sẵn; về phần công nghệ để xây dựng cơ sở dữ liệu số, tôi tin Ban giám đốc Viettel sẽ sẵn sàng hỗ trợ,” ông Huy nói.

Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng NN&PTNT, bày tỏ sự hoan nghênh đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu nông nghiệp thống nhất ở tầm quốc gia, đồng thời khẳng định Bộ NN&PTNT sẵn sàng cung cấp các thông tin để hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thực hiện các dự án nông nghiệp.

Doanh nghiệp bức xúc

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, kiến nghị Nhà nước nên có chính sách ưu đãi để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho nông nghiệp.

Theo ông Quang, Minh Phú thường xuyên phải nhập khẩu các mặt hàng gia vị, nước sốt để thực hiện những đơn hàng cao cấp phục vụ xuất khẩu.“Mỗi đơn hàng, chúng tôi phải cung cấp cho đối tác trong vòng 20 – 30 ngày. Trong đó thời gian nhập khẩu đã chiếm từ 7 – 15 ngày. Điều này khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn và khó có thể chủ động được việc sản xuất để giao hàng đúng hạn,” Ông Quang nói.

Ngoài ra, ông Quang còn đề xuất nhà nước nên quan tâm hơn nữa đến quá trình xây dựng nguồn giống tôm bởi đây là yếu tố quan trọng giúp giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước khi tham gia thị trường xuất khẩu.

“Không chỉ tôm giống, giống cá tra cũng cần phải được đầu tư để có thể đủ sức cạnh tranh với nước ngoài,” bà Trương Thị Lệ Khanh, Tổng giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn chuyên về chế biến cá tra, nói. Theo bà Khanh, hiện nay, cả Malaysia và Indonesia đều có khả năng tạo giống cá tra tốt hơn Việt Nam rất nhiều.

Liệu nhóm công tác có phải là câu trả lời?

Không riêng gì Vingroup, Viettel, Minh Phú … rất nhiều doanh nghiệp tham dự cuộc họp đều bày tỏ bức xúc của họ về những bất cập liên quan đến chính sách/chương trình hỗ trợ của nhà nước, từ khâu phổ biến thông tin cho đến khâu tiếp cận chương trình.

Ngay cả Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng thừa nhận vào cuối buổi họp: “Chúng ta có nhiều chính sách nhưng cũng thiếu nhiều chính sách để hỗ trợ nông nghiệp. Và ngay khi có chính sách, chúng ta cũng có vấn đề trong việc tổ chức thực hiện chính sách. Chính những bất cập nêu trên là lý do ra đời của “Nhóm công tác thu hút đầu tư nông nghiệp, nông thôn,” ông Phát nói, đồng thời khẳng định “tất cả những gì nói ra ngày hôm nay sẽ phải có câu trả lời, chứ không phải họp, nói xong rồi thôi”.

Trao đổi với phóng viên TBKTSG Online, ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, đơn vị được Bộ trưởng Cao Đức Phát giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng nhóm, cho biết, Nhóm công tác là một tổ chức đối tác công tư, gồm các thành viên thuộc cơ quan nhà nước và đại diện khoảng 20 doanh nghiệp tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

“Do lĩnh vực nông nghiệp rất rộng nên Nhóm công tác sẽ lập các tổ công tác trực thuộc. Mỗi tổ phụ trách một lĩnh vực khác nhau như cây trồng, gia cầm, thuỷ sản … Chúng tôi, nhà nước và doanh nghiệp, sẽ phối hợp xây dựng và thực hiện những dự án cụ thể để đưa các chương trình chính sách nhà nước đi vào cuộc sống. Với những khó khăn, chúng tôi sẽ cùng nhau tháo gỡ. Những thiếu sót, chúng tôi sẽ cùng nhau đề xuất bổ sung để từ đó mang lại lợi ích cho nông nghiệp, thu hút tăng trưởng đầu tư tư nhân thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững,” ông Sơn chia sẻ.

Theo thesaigontimes.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập78
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập92,388,204
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây