Học tập đạo đức HCM

Du học thành công, nông dân đầu tư làm ăn lớn

Thứ năm - 03/11/2016 09:15
Từ khi Hội Nông dân (ND) TP.HCM triển khai đề án đưa ND đi học tập ở nước ngoài, thành phố đã thu hoạch được nhiều kinh nghiệm quý báu có thể áp dụng nhằm xây dựng phát triển nông nghiệp đô thị và Chương trình nông thôn mới (NTM) trên địa bàn.

Phóng viên NTNN/ Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố xung quanh đề án này.

Thưa ông, vì sao thành phố quyết tâm thực hiện đề án đưa ND đi học tập ở nước ngoài?

Nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2020, việc phát triển nguồn lao động nông nghiệp ở nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng và cấp thiết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày càng hội nhập sâu vào thế giới, trước mắt là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bên cạnh những nội dung và phương pháp đào tạo truyền thống, cần thiết phải huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao cho người ND về sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao, đồng thời đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế tập thể (HTX, trang trại...). Do đó, thành phố đã ban hành Quyết định 5804/QĐ-UBND ngày 24.10.2013 phê duyệt đề án đưa ND đi học tập ở nước ngoài giai đoạn 2013 – 2018.

 du hoc thanh cong, nong dan dau tu lam an lon hinh anh 1

Bà Lê Thị Thanh Huyền-chủ vườn lan Huyền Thoại, một ND điển hình trong phong trào du học của thành phố, đang giới thiệu lan với khách tham quan. ảnh: Trần Đáng

GDP nông nghiệp TP.HCM bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 5,8%/năm (vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra tăng bình quân 5%/năm và bằng 1,9 lần so mức tăng bình quân của cả nước). Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp tăng khá, năm 2015 đạt 375 triệu đồng/ha/năm, tăng 2,4 lần so năm 2010, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 18,8%/năm.
(nguồn: Sở NNPTNT TP.HCM)

Ông có thể cho biết những mặt tích cực của đề án này sau thời gian triển khai?

Các chuyến học tập kinh nghiệm vừa qua tại Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan do Hội ND thành phố tổ chức đã mang lại một số kết quả đáng khích lệ. Cụ thể: Đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của ND; có tác dụng tuyên truyền để vận động và làm theo mô hình sản xuất tiên tiến, hiệu quả của các nước, áp dụng vào thực tế sản xuất tại thành phố… Sau mỗi chuyến đi, các đoàn đều họp mặt, tổng kết đánh giá nhằm rút kinh nghiệm cho những chuyến đi sau. Đồng thời, đề ra các giải pháp cụ thể để xây dựng và phát triển phong trào ND sản xuất kinh doanh giỏi; phong trào ND nòng cốt xây dựng NTM…

Cụ thể, ND thành phố sau khi đi du học ở nước ngoài về đã áp dụng được gì vào sản xuất, thưa ông?

Trong số những ND được chọn đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, đã có nhiều người mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển thành các mô hình tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp thành phố. Tiêu biểu như trường hợp vợ chồng chị Trần Ngọc Tuyết (xã Hòa Phú, huyện Củ Chi), từ vài nghìn m2 lan cắt cành, sau khi đi tìm hiểu cặn kẽ nghề trồng và kinh doanh lan ở Thái Lan, vợ chồng chị mạnh dạn đầu tư mở rộng dần lên 4ha và vừa thành lập HTX với 13 xã viên và 12ha lan.

Hay trường hợp anh Trịnh Minh Tân (chủ cơ sở hoa kiểng Minh Tân, Củ Chi), gia đình có truyền thống về trồng hoa kiểng ở Bến Tre, từ chuyến đi tìm hiểu nghề hoa kiểng ở Đài Loan (Trung Quốc), anh đã củng cố thêm kiến thức và có dịp đưa giống quất mới về lai tạo và đã được thị trường tiếp nhận.

Bên cạnh đó, một số đại diện các HTX, sau khi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài về đã nghiên cứu đầu tư, phổ biến những kỹ thuật, phương thức mới vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ như: Sản phẩm Nấm Việt (HTX Nấm Việt); sản xuất - chế biến – tiêu thụ sữa bò (HTX Bò sữa Tân Thông Hội); đầu tư phát triển hoa lan về diện tích, giống, kỹ thuật, thị trường và hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ (HTX hoa lan Huyền Thoại); sản xuất rau VietGAP gắn với thị trường tiêu thụ (HTX Ngã Ba Giồng; HTX Phước An)...

Tuy nhiên, thực hiện đề án này có lẽ vẫn tồn tại một số hạn chế nào không?

Một số chuyến đi đầu tiên do Ban tổ chức chưa có kinh nghiệm lựa chọn đối tác nên kết quả tìm hiểu, học tập chưa đạt được như mong muốn của các thành viên. Mặc dù thành phố có hỗ trợ về kinh phí, nhưng do đi tham quan học tập ở nước ngoài nên chi phí tổ chức cao, ảnh hưởng đến khả năng tham gia của một số ND. Chuyến đi có tác dụng tuyên truyền, vận động ND thành phố làm theo mô hình sản xuất tiên tiến, hiệu quả của các nước, áp dụng vào thực tế sản xuất tại thành phố.

Tác giả bài viết: Trần Đáng

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,402
  • Tổng lượt truy cập90,261,795
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây