Học tập đạo đức HCM

Hà Nội đẩy mạnh liên kết tiêu thụ nông sản an toàn

Chủ nhật - 14/10/2018 11:03
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa bao giờ hết "nóng", người tiêu dùng giờ đã quan tâm nhiều hơn đến xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm, nhất là rau an toàn.

Để quản lý rau an toàn phải từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng, cần chuỗi liên kết cung cầu bền vững, hệ thống bảo quản sau thu hoạch đến tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, Hà Nội đã, đang triển khai nhiều giải pháp, giúp các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phân phối, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn của Hà Nội và các tỉnh, thành phố gặp gỡ, trao đổi, liên kết hợp tác.

Chú thích ảnh
Từ một khu đất hoang rộng hơn 9ha, anh Vương Sỹ Thanh (1983) Bí thư chi đoàn thôn 3, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã biến khu đất thành khu nhà lưới chuyên trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Phương Anh/TTXVN

Liên kết còn lỏng lẻo

Bà Nguyễn Thị Thoa, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội chia sẻ, hiện trạng phân phối, tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố có 6 hình thức chính là bán rau trực tiếp cho các siêu thị chiếm khoảng 1,5% tổng sản lượng; cửa hàng phân phối bán lẻ rau an toàn chiếm 1,5%; giao theo hợp đồng (nhà hàng, bếp ăn,...) chiếm 1,8%; các thương lái thu gom chiếm 12,6%; người sản xuất tự bán tại các chợ bán lẻ (chợ dân sinh) chiếm 26,8%. Tỷ lệ tiêu thụ thông qua hợp đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp còn rất ít; chủ yếu là kênh bán buôn tại các chợ đầu mối chiếm 55,8%.

Theo bà Nguyễn Thị Thoa, việc quản lý sản xuất rau an toàn rất khó khăn do nông dân sản xuất qui mô nhỏ, phân tán, số hộ sản xuất rau rất lớn với trên 200.000 hộ. Nhân lực, kinh phí cho công tác hướng dẫn, kiểm tra và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu nên khó khăn trong đánh giá việc chấp hành các qui định của nông dân, của cơ sở sản xuất và thiếu thông tin cho doanh nghiệp, người tiêu dùng trong việc kinh doanh và tiêu thụ rau an toàn. Người tiêu dùng khó mua được rau an toàn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Bên cạnh đó, người sản xuất chưa bán được rau an toàn theo đúng giá trị, trong khi đó có rất ít doanh nghiệp kinh doanh, tiêu thụ. Đồng thời, hợp tác xã nông nghiệp hầu như không có vai trò tiêu thụ rau an toàn cho nông dân.

Người tiêu dùng thiếu lòng tin với rau an toàn khi không thể phân biệt rau an toàn với rau không an toàn bằng cảm quan, chỉ phân biệt được khi có tem nhãn nhận diện của các doanh nghiệp, nhưng có rất ít doanh nghiệp tham gia do lợi nhuận thấp, rủi ro cao. Liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ.

Trên thực tế, dù nhu cầu sử dụng rau an toàn của người tiêu dùng Thủ đô rất lớn, song các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lại đang gặp không ít khó khăn trong khâu tiêu thụ. Phân tích thực trạng này, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội Nguyễn Thị Mai Anh cho biết, tư duy thị trường đối với nông dân vẫn còn mờ nhạt.

Ngay cả với những hợp tác xã, tổ hợp tác vẫn chưa nghĩ đến việc chế biến sâu. Có tình trạng còn bằng lòng với mức tiêu thụ hiện tại, không muốn mở rộng thị trường vì sợ không đủ nông sản cung ứng. Việc dán nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu chưa được chú trọng.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa cũng cho biết, giá bán sản phẩm có dán tem nhận diện khá cao, trong khi tiền lương người lao động còn eo hẹp nên sức tiêu thụ thấp là điều khó tránh khỏi.

Hơn nữa, việc tiêu thụ rau an toàn chủ yếu đưa vào các chợ đầu mối, người tiêu dùng không phải ai cũng phân biệt được rau sản xuất theo quy trình VietGap với rau trồng truyền thống chưa đạt chất lượng, từ đó khiến họ mất lòng tin nên không lựa chọn.

Cần giải pháp hữu hiệu

Chú thích ảnh
Cơ sở sản xuất rau an toàn Thanh Hà ở thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội chuyên sản xuất các loại rau ăn lá theo quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Tại diễn đàn kinh doanh nông sản, rau an toàn do Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội vừa tổ chức mới đây, đại diện các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ rau an toàn bày tỏ mong muốn được thành phố hỗ trợ nhiều hơn nữa trong việc kết nối sản xuất, phân phối, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Thị Mai Anh cho biết, Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm. Diễn đàn cũng là cơ hội để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phân phối, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn của Hà Nội và các tỉnh, thành phố được trao đổi, chia sẻ, liên kết hợp tác.

Quan trọng hơn, đây còn là cơ hội giúp người tiêu dùng có dịp tiếp cận với các sản phẩm chất lượng của Hà Nội và các tỉnh, thành phố, từ đó tăng cường kỹ năng nhận diện sản phẩm an toàn và kênh phân phối uy tín.

Một giải pháp để đưa nông sản đến gần với người tiêu dùng hơn vừa được Trung tâm triển khai là ra mắt website nongsanantoanhanoi.gov.vn. Tại đây, những thông tin về nông sản an toàn được cập nhật đầy đủ, cung cấp cho người tiêu dùng Hà Nội kinh nghiệm nhận diện nông sản sạch, an toàn bằng mã truy xuất điện tử QR Code, giới thiệu các sản phẩm uy tín đã được kiểm nghiệm, từ đó kết nối các chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm bền vững.

Bà Trần Thị Phương Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội cho hay, thời gian tới, Hội sẽ tuyên truyền tới các cấp hội, hội viên về website để chị em hợp tác và đồng hành. Đồng thời, kêu gọi các nữ doanh nhân Thủ đô có nguồn hàng bảo đảm chất lượng, đầy đủ giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ tham gia quảng bá sản phẩm trên website: nongsanantoanhanoi.gov.vn của Hà Nội.

Tuy nhiên, cùng với sự hỗ trợ của thành phố, để tiêu thụ nông sản, rau an toàn, việc các doanh nghiệp, cơ sở đẩy mạnh đổi mới phương thức sản xuất, tăng về số lượng và chất lượng nông sản; trong đó, phát triển nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm hữu cơ, nông sản sạch là giải pháp cần thiết. Cùng đó, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, sản phẩm, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại hệ thống bán lẻ hiện đại.

Tác giả bài viết: Nam Giang

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập254
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm253
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,407
  • Tổng lượt truy cập85,139,443
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây