Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ ứng dụng chế phẩm vi sinh

Thứ ba - 15/03/2016 00:21
Trong những năm gần đây, nhiều gia đình, trang trại chăn nuôi đã chuyển giao, ứng dụng các chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học. Đây là phương pháp chăn nuôi an toàn, thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí, vì vậy có thể nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Trang trại gà siêu trứng thương phẩm Trường Thành (Hoành Bồ) của anh Nguyễn Danh Thuyên (bên phải) ứng dụng công nghệ chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trang trại gà siêu trứng thương phẩm Trường Thành (Hoành Bồ) của anh Nguyễn Danh Thuyên (bên phải) ứng dụng công nghệ chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chăn nuôi là hướng đi được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế. Nhiều nơi, người dân đã đầu tư xây dựng chuồng trại để chăn nuôi với số lượng lớn gia súc, gia cầm. Toàn tỉnh hiện có 411 trang trại, trong đó 118 trang trại chăn nuôi còn lại là các trang trại về trồng trọt, lâm nghiệp, thuỷ sản và tổng hợp. Tuy nhiên, thách thức lớn đối với người chăn nuôi quy mô lớn vẫn là vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là đối với những hộ chăn nuôi gần kề với khu dân cư.

Tâm sự về vấn đề này, anh Nguyễn Danh Thuyên, chủ trang trại gà siêu trứng thương phẩm Trường Thành (Hoành Bồ), cho biết: Chăn nuôi quy mô lớn sẽ gây mùi hôi khó chịu ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khoẻ người dân. Bởi lẽ đó, bắt đầu thực hiện xây dựng trang trại tôi đã tìm kiếm, lựa chọn vị trí xa khu dân cư, diện tích đất rộng, thoáng ở thôn Đè E, xã Lê Lợi (Hoành Bồ). Ngay khi đề xuất với chính quyền địa phương, tôi đã được chấp thuận và thuê 2,1ha đất trong 20 năm. Hiện, tôi đã xây dựng 2.000m2 chuồng trại để nuôi gà siêu trứng thương phẩm.

Mặc dù đây là biện pháp làm giảm ô nhiễm cho những hộ sống xung quanh, tuy nhiên về lâu dài, nếu không sử dụng những biện pháp khác thì việc chăn nuôi gà với số lượng lớn như trang trại của anh Thuyên sẽ gây ô nhiễm môi trường. Sau một thời gian mày mò tìm hiểu thông tin và được Hội Nông dân huyện Hoành Bồ phổ biến kiến thức, anh Thuyên biết đến công nghệ chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học. Đệm lót sinh học có tác dụng lên men tiêu huỷ phân, nước tiểu làm giảm các khí độc và mùi hôi trong chuồng tạo môi trường nuôi không ô nhiễm, ít ruồi muỗi và vi sinh vật gây hại, do đó con vật nuôi tăng trưởng và có sức đề kháng cao. Theo kinh nghiệm của anh Thuyên, để làm một mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học thì nguyên liệu rất dễ tìm gồm trấu, mùn cưa, bột ngô, chế phẩm Balasa, dịch men. Đây đều là nguyên liệu dễ tìm và có chi phí tương đối thấp. Với trang trại 10.000 con gà, mỗi năm anh Thuyên chỉ dọn chuồng 1 lần nên tiết kiệm được sức lao động. Ngoài ra, phân gà sử dụng đệm lót sinh học được ủ thành phân bón cây trồng rất tốt, nên anh Thuyên còn có thu nhập thêm từ việc bán phân.

Ngoài vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi thì việc lạm dụng các chất tăng trọng, tạo nạc và thuốc kháng sinh làm tồn dư các hoá chất này trong sản phẩm thịt, trứng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người cũng đang là vấn đề mà ngành chăn nuôi cũng như người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Để tạo ra sản phẩm thịt, trứng sạch, an toàn, hiện nhiều hộ dân, trang trại đang tìm đến sử dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi. Được biết, trên thị trường hiện có hơn 200 chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hoá tốt, giảm tỷ lệ các sinh vật gây bệnh, kích thích hệ miễn dịch, nhờ đó khống chế các bệnh lây nhiễm và giảm ô nhiễm môi trường. Nắm được những tác dụng đó, từ tháng 9-2015, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai thí điểm sử dụng chế phẩm sinh học Biowish tại 4 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, lợn, gà, và rau. Chế phẩm sinh học Biowish là sản phẩm công nghệ sinh học được nghiên cứu và sản xuất bởi các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ. Sản phẩm có rất nhiều tác dụng như giúp nâng cao sức khoẻ và hiệu quả chăn nuôi, cải thiện và nâng cao chất lượng con giống. Đồng thời giảm đáng kể, tiến tới việc không dùng các loại thuốc kháng sinh, các chất bổ sung khác nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và cải thiện chất lượng sản phẩm thịt; cải thiện môi trường chuồng trại; môi trường xung quanh, từ đó hạn chế tối đa mầm bệnh.

Ông Phạm Hồng Giang, thôn Bãi Dài, xã An Sinh (TX Đông Triều), cho biết: Được lựa chọn tham gia mô hình sử dụng chế phẩm Biowish trong chăn nuôi lợn, tôi nhận thấy con lợn có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với những con cùng đàn, ít bị bệnh hơn. Đặc biệt, những con này có thể hình đẹp, tỷ lệ nạc cao. Chất thải chăn nuôi lợn giảm mùi và lượng. Trong năm 2016, tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm một quy trình nữa để so sánh kết quả thực tế tiến tới sử dụng lâu dài chế phẩm sinh học Biowish.

Nhận thấy hiệu quả từ mô hình trên, năm 2016, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục triển khai ứng dụng chế phẩm sinh học Biowish trong chăn nuôi và trồng trọt tại Đông Triều, Hoành Bồ, Quảng Yên, Móng Cái. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, tư vấn hội viên, người dân tiếp cận, ứng dụng công nghệ sinh học nói chung và việc sử dụng chế phẩm sinh học Biowish nói riêng vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm và phát triển sản xuất an toàn, bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.

Theo Báo Quảng Ninh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập486
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm485
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại861,656
  • Tổng lượt truy cập92,035,385
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây