Học tập đạo đức HCM

Khả năng tiếp cận nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam

Thứ sáu - 10/08/2018 23:39
Nông nghiệp 4.0 đã và đang góp phần thay đổi phương thức quản lý ở tầm quốc gia, vùng sinh thái, doanh nghiệp, hộ gia đình. Từ kiểm soát vật tư, điều khiển quy trình sản xuất, thương mại đến tiêu dùng đều có thể ứng dụng kỹ thuật số, nhằm giảm công lao động, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm, kiểm soát an toàn thực phẩm, giữ môi trường trong sạch. Thực tế cho thấy, Việt Nam có một số ngành đủ khả năng tiếp cận nông nghiệp 4.0.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trồng và chăm sóc rau tại Nông trại Vineco Tam Đảo (Vĩnh Phúc).Ảnh: XUÂN PHÚ

Trong xu thế hội nhập, do quy luật cung cầu, cần thiết phải ứng dụng nông nghiệp 4.0. Nông nghiệp Việt Nam lâu nay chủ yếu phát triển theo số lượng, dựa vào tài nguyên thiên nhiên, chi phí vật tư quá cao, chi phí lao động lớn (chiếm 40-50% giá thành), cho nên hiệu quả thấp; bình quân diện tích đất nông nghiệp/người chỉ bằng 8,7% so với thế giới. Ở Việt Nam, một người làm nông nghiệp chỉ nuôi được 2 đến 2,5 người, trong khi tại các nước phát triển, một lao động nông nghiệp nuôi được 100 đến 150 người. Lao động qua đào tạo ở khu vực nông thôn đạt 11,2%, cho nên năng suất lao động bình quân toàn quốc chỉ bằng 1 đến 1,5% so với các nước phát triển. Sản xuất chia cắt, không theo chuỗi, khó kiểm soát được quy trình, tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc và khó quy trách nhiệm người sản xuất. Giao thông tại các vùng sản xuất tập trung (như đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên) kém, hệ thống thủy lợi trước đây thiết kế chủ yếu cho tưới lúa, khó hỗ trợ sản xuất các ngành hàng khác. Ngoài ra, giá thành sản xuất nhiều loại nông sản cao hơn một số nước Đông - Nam Á và hơn nhiều so với các nước phát triển, do mức độ cơ giới hóa, tự động hóa, áp dụng kỹ thuật số, các công nghệ: sinh học, đèn LED, nano… trong sản xuất còn thấp.

Thực tế cho thấy, một số ngành có khả năng tiếp cận nông nghiệp 4.0. Chăn nuôi quy mô công nghiệp về bò sữa, lợn, gà, nuôi tôm, cá da trơn, hiện đang có những mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi từ sản xuất đến xuất khẩu, cho nên dễ dàng ứng dụng công nghệ như kết nối với điện thoại thông minh, tự động hóa, sử dụng rô-bốt. Trong thủy sản có thể ứng dụng hệ thống kết hợp nuôi thủy sản và trồng rau, hoa. Sản xuất rau, hoa và quả là những ngành dễ áp dụng công nghệ như: Tự động hóa sản xuất cây giống; cơ giới hóa làm đất; gieo trồng, chăm sóc nhờ cảm biến dinh dưỡng đất, liều lượng phân bón và tưới nước nhỏ giọt; ứng dụng chế phẩm giúp sản xuất trái vụ; công nghệ thu hoạch, chế biến, bảo quản tiên tiến; công nghệ giữ hoa tươi lâu. Cần lựa chọn loại cây ăn quả, sản xuất quy mô tập trung, dễ ứng dụng công nghệ và dễ tiếp cận thị trường như thanh long, cam, dứa. Nấm ăn, cây dược liệu có thể sản xuất quy mô công nghiệp, điều khiển khí hậu và kỹ thuật canh tác. Ưu tiên công nghệ chiết tách các hoạt chất có dược tính cao như nano cucumin hoặc tinh dầu gấc, nhân sâm... Trong sản xuất lúa gạo, ứng dụng viễn thám vào quản lý sản xuất và sâu bệnh, công cụ quản lý cây trồng trên điện thoại thông minh, dùng máy bay phun thuốc trừ sâu bệnh, hay áp dụng cảm biến nhiệt độ, ẩm độ dinh dưỡng đất để điều tiết nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý. Sản xuất cà-phê, chè, hồ tiêu, sắn ưu tiên tự động hóa trong sản xuất cây giống; cơ giới hóa làm đất, gieo trồng, chăm sóc; bón phân và tưới nước kết hợp có điều khiển; sử dụng chế phẩm giữ ẩm, chế phẩm quản lý bệnh phát sinh từ đất, chế phẩm giúp quả chín đồng loạt; công nghệ chế biến sâu.

Để đáp ứng nông nghiệp 4.0, Chính phủ nên sớm chỉ đạo Đề án phát triển nông nghiệp 4.0, phát động trong toàn bộ các tầng lớp chính trị - xã hội, trở thành cuộc cách mạng huy động nhân tài, vật lực, vận dụng cơ hội trong và ngoài nước, góp phần trong 10 năm tới, đưa nông nghiệp Việt Nam đứng trong tốp 15 nước có ngành nông nghiệp phát triển. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Đề án phát triển nông nghiệp 4.0, lựa chọn vùng sinh thái, ưu tiên loại cây, con, thị trường tiềm năng, tiêu chí cần đạt, đào tạo nguồn nhân lực, tham quan, khảo sát các nước. Đồng thời, nên thành lập ngân hàng chuyên gia về nông nghiệp công nghệ cao, lập ngân hàng thông tin dinh dưỡng đất để cung ứng dữ liệu miễn phí cho nông dân. Dành nguồn kinh phí cho nghiên cứu, ứng dụng thiết bị thông minh phù hợp điều kiện Việt Nam. Nên điều chỉnh chính sách khuyến nông (Nghị định 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 8-1-2010), có nguồn kinh phí đào tạo, tập huấn, cập nhật công nghệ, thiết bị thông minh cho cán bộ quản lý và thế hệ nông dân mới ứng dụng được các tiến bộ kỹ thuật 4.0. Điều chỉnh chính sách công nhận những tiến bộ kỹ thuật nhập khẩu sao cho đơn giản, nhanh, và áp dụng đúng thiết bị, vật tư, khi chưa có trong danh mục. 

Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan xây dựng một số thông tư về ứng dụng nông nghiệp 4.0, cũng như xây dựng chuỗi liên kết ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất, chế biến, thương mại tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 4.0. Có chính sách ứng dụng thiết bị bay không người lái để quản lý rừng, cảnh báo sạt lở đất, dự báo lũ; dán tem thông minh trên quy mô lớn giúp quản lý phân bón, thuốc bảo vệ, giống cây trồng, những sản phẩm tiêu dùng tại các siêu thị và xuất khẩu, giúp truy xuất nguồn gốc, quy trách nhiệm nhà quản lý sản xuất. Đối với các vùng, thành phố lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tập trung xây dựng những mô hình chuỗi liên kết ứng dụng tối đa các công nghệ, thiết bị thông minh trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Đẩy mạnh sự phát triển của thương mại điện tử, thương mại không kho bãi để giảm chi phí sản xuất. Người tiêu dùng cần chuyển sang hướng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 4.0 bằng ứng dụng điện thoại thông minh, cài đặt phần mềm truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Tác giả bài viết: LÊ QUÝ KHA Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền nam

Nguồn tin: nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập560
  • Hôm nay81,866
  • Tháng hiện tại817,976
  • Tổng lượt truy cập93,195,640
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây