Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ nuôi giun quế

Thứ năm - 05/07/2018 23:06
Mô hình nuôi giun quế bằng rác thải hữu cơ của chị Hoàng Thị Nhàn, thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn, Hoài Đức cho hiệu quả cao. Ngoài lợi ích kinh tế, mô hình này còn là phương pháp hữu hiệu giúp cải tạo môi trường.
Là một nông dân đam mê sản xuất nông nghiệp, hàng ngày phải chứng kiến hàng tấn chất thải chăn nuôi, chất thải làng nghề đổ ra môi trường, chị Nhàn đã nung nấu ý định xử lý chất thải. Qua tìm hiểu, chị biết giun quế không chỉ là thức ăn cho vật nuôi mà còn có tác dụng cải tạo, tăng sự màu mỡ cho đất, kích thích cây trồng phát triển. Năm 2012, chị Nhàn bắt tay vào triển khai mô hình nuôi giun quế.
Chị Nhàn cho biết, nuôi giun quế chỉ cần đảm bảo 3 yếu tố: Thức ăn, độ ẩm và nhiệt độ. Bên cạnh đó, thức ăn của giun đơn giản chỉ là các loại phế phẩm trong chế biến thực phẩm, phân trâu bò, rơm rạ qua ủ vi sinh... Những sản phẩm này hiện rất sẵn có ở các vùng nông thôn. Hàng ngày, gia đình chị đi gom bã củ dong từ các làng nghề chế biến miến dong, phân trâu bò từ các trang trại chăn nuôi quanh vùng, tập trung thành từng khu để xử lý làm thức ăn cho giun. Từ năm 2017 đến nay, chị đã thu gom gần 10.000m3 bã dong về xử lý làm thức ăn cho giun. 
Sau 6 năm phát triển mô hình, vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, đến nay chị đã làm chủ 4 trang trại giun quy mô lớn, không chỉ làm sạch môi trường mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trạng trại nhỏ nhất có diện tích 2.000m2, trang trại lớn nhất có diện tích 42.000m2. Sản phẩm của trang trại cung cấp cho thị trường hiện nay chủ yếu là giun giống và phân giun. Giá bán giun giống là 20.000 đồng/kg và phân giun là 2.500 đồng/kg. Trung bình mỗi năm, trang trại của chị xuất ra thị trường hơn 1.000 tấn phân giun quế, cung cấp cho các trang trại sản xuất nông nghiệp sạch, các đại lý, công ty phân phối, đem lại thu nhập bình quân hơn 100 triệu đồng/tháng. Từ việc cung cấp số lượng lớn phân hữu cơ cho các trang trại sản xuất rau sạch, mô hình của chị Nhàn đã gián tiếp đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch, đồng thời góp phần giảm thiểu rác thải, cải thiện môi trường. 

Theo Kinh tế đô thị
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập292
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm291
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại199,900
  • Tổng lượt truy cập88,878,234
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây