Học tập đạo đức HCM

Làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng tất bật sản xuất vào mùa nước nổi

Thứ năm - 14/09/2017 21:42
Hàng năm, khi mùa lũ về là thời điểm người dân chuyên sống bằng nghề sản xuất lưới, lợp, câu… ở xã Tân Long (TX.Ngã Năm) lại tất bật làm ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đánh bắt cá của nông dân trong mùa nước nổi...

Những ngày này, tại xóm lưới ấp 18, mỗi người một việc: Người bắt viền, người bắt phao, dập chì cho lưới. Đang dập chì, chị Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: “Xóm lưới này hoạt động quanh năm, nhưng mạnh nhất vào mùa nước nổi. Năm nay nước lũ về sớm hơn mọi năm, gia đình tôi 4 người làm hết công sức mới đủ lưới bán. Hiện tôi xuất bán bình quân 40 tay lưới/tháng, lãi vài triệu đồng”.

Người dân ngụ ấp 18 sản xuất lưới vào mùa nước nổi.
Người dân ngụ ấp 18 sản xuất lưới vào mùa nước nổi.

Tại ấp 19, không khí sản xuất cũng tất bật không  kém. Ông Trần Văn Nhứt - người có trên 20 năm làm nghề vóc câu - nói: “Nhà tôi có 4 người, do ít đất trồng trọt nên chủ yếu sống dựa vào nghề vóc câu. Năm nay lũ về sớm nên nhà nào cũng tất bật vóc câu để bán. Những hôm khách hàng cần gấp số lượng lớn, gia đình tôi phải làm tới khuya mới đủ hàng bán cho người ta. Bình quân mỗi ngày vợ chồng tôi làm ra 300 cần câu thành phẩm, bán với giá 65.000 đồng/100 cần câu, lãi gần 150.000 đồng...”.

Còn ông Lê Thanh Nhàn - cùng ngụ ấp 19 - đang vóc mấy nan tre làm cái lợp cuối cùng để giao cho khách hàng trong ngày. Ông Nhàn cho biết: “Lợp ở đây được làm bằng tre già, sau đó cắt khúc ra vóc nhỏ rồi đan xen kẽ với nhau theo kích thước dài khoảng 8 tấc, ngang 3 tấc. Mỗi ngày tôi làm được 2 cái, bán giá 40.000 đồng/cái, lời khoảng 20.000 đồng/cái”.

Theo ông Quách Hoàng Em - Bí thư xã Tân Long, nghề đan lưới, vóc câu, đan lợp tại xã là nghề truyền thống, gắn bó với người dân trên 40 năm qua. Đa số hộ theo nghề là đồng bào dân tộc Khmer thuộc diện hộ nghèo - cận nghèo hoặc ít đất sản xuất. Nghề truyền thống này đã giúp nhiều người dân nơi đây có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Để bảo tồn và phát huy làng nghề, địa phương sẽ có kế hoạch hỗ trợ người dân về vốn, thay đổi phương thức sản xuất theo hướng cơ giới hoá; đồng thời khuyến cáo các cơ sở không nên sản xuất các loại ngư cụ nằm ngoài danh mục cho phép để tránh tình trạng khai thác nguồn lợi thuỷ sản theo cách tận diệt. 

TÚ ANH/ Lao động
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay27,325
  • Tháng hiện tại935,415
  • Tổng lượt truy cập92,109,144
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây