Với lợi thế trên 10 triệu dân đang sinh sống, học tập, làm việc và là nơi tập trung các cơ quan T.Ư, tổ chức quốc tế, diễn ra nhiều sự kiện quốc gia, quốc tế, nên Hà Nội là thị trường tiêu thụ nông sản lớn. Tuy nhiên, sản xuất tại chỗ của TP chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu, nên hoạt động liên kết tiêu thụ nông sản với các tỉnh là yêu cầu cấp thiết. Chính vì vậy, từ năm 2014, Hội Nông dân Hà Nội và Hội Nông dân các tỉnh, TP triển khai chương trình phối hợp với mục tiêu chính là liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân TP Hà Nội đã tích cực tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sản của các tỉnh, thành như: Cam Cao Phong (Hòa Bình), vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), vải Thanh Hà (Hải Dương), hải sản (Thanh Hóa, Quảng Ninh), chè Tân Cương (Thái Nguyên)… Qua chương trình phối hợp, hàng ngàn cơ sở cung cấp nông sản an toàn có nhãn hiệu hàng hóa, tem nhận biết, bao bì chứa đựng thực phẩm được trực tiếp đưa vào tiêu thụ tại các điểm bán hàng, siêu thị trên địa bàn TP Hà Nội. Tiêu biểu như HND tỉnh Phú Thọ kết nối cho một hợp tác xã chăn nuôi gà ký hợp đồng với 2 DN ở Hà Nội cung cấp 3.000 con gà/ngày cho hệ thống siêu thị Big C, Metro.
Với tinh thần "Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội", Hà Nội và các tỉnh đã và đang đẩy mạnh mở rộng liên kết vùng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức hội thảo, hội chợ, triển lãm tạo cơ hội cho nông dân quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng đầu ra cho nông sản. Đặc biệt, Hà Nội và các tỉnh đều chú trọng việc xây dựng nhãn hiệu tập thể, thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của địa phương.
Tuy nhiên, để hoạt động liên kết tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả cao và bền vững, các tỉnh, TP cần kiểm soát tốt chuỗi sản xuất – tiêu thụ nông sản cũng như chất lượng vệ sinh ATTP đầu vào của nông sản để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nông dân. Mặt khác, với vai trò là đầu tàu, Hà Nội cần tăng cường kết nối với hệ thống bán lẻ, kênh siêu thị, bếp ăn tập thể, trường học trên địa bàn để tiêu thụ nông sản ổn định, lâu dài cho các tỉnh, TP. Đây cũng là giải pháp để nông dân hiểu rõ sự cấp thiết phải thay đổi tư duy sản xuất, tạo ra sản phẩm đảm bảo ATTP mới có thể tiếp cận với thị trường Thủ đô.
Theo Kinh tế đô thị
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;