Học tập đạo đức HCM

Mắc màn cho cây cam, lợi ích nhiều mặt

Thứ ba - 07/11/2017 04:11
Sau một thời gian dài đắn đo, vợ chồng anh Đặng Văn Thắng ở xóm 26/3, Tổng đội Thanh niên xung phong 2, xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã quyết định mắc màn cho cam - một phương pháp bảo vệ cây trồng mới, đem lại hiệu quả bất ngờ trong sản xuất.

Dịp này, đến tham quan vườn cam nhà anh Thắng ở trên đồi, mọi người sẽ thấy những hàng cam dài được phủ màn tuyn trắng như “cây tuyết”. Những chiếc màn bao trùm suốt các hàng cam từ ngọn đến gốc.

10-19-51_cm1
Những hàng cam được phủ màn ở nhà anh Đặng Văn Thắng

Anh Thắng cho biết, nhà anh có 8ha vườn đồi, trồng nhiều loại cây, trong đó, cam và quýt khoảng 1.000 gốc. Năm nay, những hàng cam Xã Đoài trồng từ năm 2012 đã cho quả bói, nên từ tháng 5 hai vợ chồng đã bàn bạc tìm cách đối phó với nạn sâu bọ, nhất là loại “bướm ma mắt đỏ”, “đốt đâu rụng đó”. Ở địa phương, những người trồng cam đã dùng nhiều phương cách để bảo vệ cây nhưng vẫn không đem lại hiệu quả như mong muốn. Nhiều diện tích cam của các hộ lân cận bị sâu bọ chích rụng hàng tạ quả, khiến vợ chồng anh càng lo lắng hơn.

Sau nhiều đêm suy nghĩ, tính toán, anh Thắng đã nảy ra ý tưởng sẽ bảo vệ cam bằng 1 cái lồng. Lúc đầu anh nghĩ sẽ bọc những cây cam bằng lưới thép, nhưng làm lưới thép chi phí khá cao, lại không bền với mưa nắng, sau anh liên tưởng đến cách chống muỗi khi ngủ của người và nghĩ đến việc mua màn về mắc cho cam. Hai vợ chồng thống nhất và quyết định đi chợ Vinh mua màn. Lúc đem màn về, cả nhà hí hoáy đi ướm từng hàng cam để may. Anh Thắng nói vui: “Người thì đang nằm màn rách, cây lại được giăng màn mới toanh. Dễ mà bị thiên hạ cười lắm”.

10-19-51_cm2
Một cây bưởi Diễn cao lớn trước ngõ được phủ màn thí điểm

Số màn này được phủ lên cây cam khi quả cam đã gần chín, đã tỏa mùi thơm. Đây là lúc nhiều loại côn trùng tụ tập về vườn cam để hút chích. Việc phủ màn lên cam, lúc đầu đã gây nên sự chú ý đặc biệt của những người trồng cam trong xã. Ai cũng thấy lạ lẫm vì từ xưa tới nay, người dân địa phương chỉ bảo vệ cam bằng cách bắt sâu thủ công, phun thuốc sâu, thắp bóng điện, bọc quả cam bằng túi ni lông… chứ chưa ai mắc màn cho cam cả.

Lần đầu tiên, làm chuyện “quái dị”, vợ chồng anh Thắng không dám “bọc màn” cho toàn bộ số cam trong vườn, mà chỉ làm thí điểm một phần diện tích. 5 cuộn màn mua về, chỉ bọc 100 gốc cam, số còn lại đang cất trong nhà. Anh Thắng cho biết, chi phí ban đầu để mắc màn cho cam khoảng 150 - 200 nghìn đồng/cây. Sau khi làm xong, cả nhà hồi hộp theo dõi sự phát triển của những cây cam “bọc màn”.

Rất mừng là những hàng cam này vẫn xanh tốt bình thường. Các loại sâu bướm phá hoại thường gặp không thể chui vào trong cam để chích quả được. Sau 3 tháng, lứa cam “đội màn” đầu tiên với mùa quả bói đã cho thu hoạch hơn 1 tấn quả. “Chất lượng cam rất tốt. Màu quả đẹp, vẫn thơm ngon như những cây cam khác”, anh Thắng chia sẻ.

10-19-51_cm3
Cam phủ màn, phòng ngừa hiệu quả việc sâu bọ chích rụng, quả vẫn to đẹp như thường

Chị Phan Thị Lai - vợ anh Thắng cho biết, khi thu hoạch cam cứ việc giơ màn lên, chui vào hái quả. Cam hái hết đến đâu thì cuốn màn đến đó. Số màn này sẽ được thu dọn, giặt sạch, cất cho mùa cam năm sau. Dự định một lần mua màn sẽ dùng được 3 - 4 năm. Như vậy tính ra chi phí mắc màn cho mỗi gốc cam cũng chỉ 50 - 70 nghìn đồng.

Hiện cam trên vườn đã thu hoạch gần xong, anh Thắng quả quyết: “Đến giờ, tôi dám khẳng định hiệu quả của việc phủ màn cho cam là thành công ngoài mong đợi. Cam phủ màn, số quả từ lúc mắc màn tồn tại cho đến lúc thu hoạch gần 100%. Quả cam không bị cháy xém hay bị sâu chích. Người trồng không phải mệt mỏi vì chuyện bắt sâu cả đêm, hay lọc cọc mang bình phun thuốc vừa mệt, vừa độc. Ngoài ra, cam phủ màn là cam sạch “chính hiệu” được người tiêu dùng ưa chuộng. Người mua đăng ký khá nhiều nhưng nhà tôi không có cam để bán”.

10-19-51_cm4
Chất lượng cam phủ màn vẫn thơm, ngon
Cho đến lúc này, người nông dân trồng cam ở xã Thanh Đức đã bước đầu thấy được cái hay, cái lợi của việc “mắc màn cho cam”. Anh Thắng dự định, mùa cam tới, sẽ mắc màn cho toàn bộ số cam trong vườn: “Tôi sẽ đầu tư mắc màn hết cho số cam còn lại, hiệu quả thì đã rõ rồi, bây giờ chỉ còn việc, mình có quyết tâm, có dám làm không mà thôi”.

Theo Việt Cường/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập278
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại241,943
  • Tổng lượt truy cập85,148,979
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây