Học tập đạo đức HCM

Người đưa thương hiệu nấm sạch Tây Nguyên vươn xa

Thứ ba - 25/04/2017 20:41
Đượm duyên với nấm từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, Nguyễn Trọng Hòa, 28 tuổi, thôn Kon Sơ Lam 2, phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, chọn nghề trồng nấm để khởi nghiệp sau khi ra trường.

Trang trại trồng nấm của anh Hòa.

Nỗ lực không ngừng, đến nay Hòa đã tạo dựng được thương hiệu nấm sạch Tây Nguyên, tạo việc làm ổn định cho 4 lao động người dân tộc thiểu số với mức lương từ 3,6 - 4 triệu đồng/người/tháng. 

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, Hòa làm thuê tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao của thành phố, chuyên về trồng nấm để học hỏi kinh nghiệm. Đến năm 2014, Hòa trở về quê hương bắt đầu thực hiện giấc mơ khởi nghiệp bằng nghề trồng nấm. Trên diện tích hơn 5.000m2 đất của gia đình và thuê lại, Hòa bắt đầu xây dựng trang trại trồng nấm sạch. 

Vườn nấm sạch của anh Hòa.

Thiếu vốn, nguyên liệu khan hiếm, nhân công ít có kiến thức về trồng nấm khiến quá trình hình thành trang trại nấm sạch Tây Nguyên của Hòa gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ cũng là bài toán khó với một người bắt đầu khởi nghiệp như Hòa. 

Hòa cho biết: Việc tiếp cận và đưa quy trình công nghệ trồng nấm sạch về địa phương gặp nhiều khó khăn. 

Tuy nhiên, với tính nhạy bén, nắm bắt được nhu cầu sử dụng của người dân địa phương và các tỉnh lân cận, Hòa đã chọn những mặt hàng nấm đang được thị trường ưa chuộng để khởi nghiệp như: nấm dược liệu, nấm rơm, nấm mộc nhĩ... 

Nguyễn Trọng Hòa làm việc tại trang trại trồng nấm.

Bên cạnh việc tập trung sản xuất các loại nấm thương phẩm, cung cấp cho thị trường để lấy vốn xây dựng trang trại, Hòa còn nhân giống để cung cấp phôi cho các gia đình có nhu cầu trồng nấm. 

Đến nay, với cơ ngơi hơn 5.000m2, Hòa vừa trồng nấm thương phẩm vừa sản xuất phôi giống, thu nhập từ 30-40 triệu đồng/tháng, sau khi trừ các chi phí. 

Chính sự nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường, nghiên cứu kỹ nhu cầu của người tiêu dùng là bàn đạp cho thành công của Nguyễn Trọng Hòa trong việc xây dựng thương hiệu nấm sạch Tây Nguyên. 

“Hiện mình đã xây dựng được thương hiệu nấm sạch Tây Nguyên ở thành phố Kon Tum. Với 5.000m2 diện tích sản xuất và nuôi trồng, mỗi tháng mình cung cấp ra thị trường hơn 4 tấn nấm tươi (nấm bào ngư và nấm rơm). Còn nấm mộc nhĩ và nấm linh chi, mình đang xây dựng thương hiệu để xuất bán đi các tỉnh, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngoài ra, mình còn cung cấp giống cho bà con có nhu cầu với sản lượng khoảng 30.000 nấm phôi/tháng, tạo việc làm và thu nhập cho nông dân”, Hòa vui vẻ cho biết. 

Trang trại trồng nấm của anh Hòa tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động tại địa phương.

Trang trại trồng nấm của Hòa còn tạo việc làm, thu nhập, giúp nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương ổn định đời sống. 

Em Y Vy, dân tộc Rơ Ngao, thôn Kon Sơ Lam 2, phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum, đã có 2 năm làm việc tại trang trại nấm sạch Tây Nguyên, cho biết: Trước đây em chỉ ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nông. Từ khi làm việc tại trang trại nấm sạch Tây Nguyên với mức lương 3-4 triệu đồng/tháng, em đã hỗ trợ phần nào kinh tế cho gia đình. 

Với những thành quả đạt được, Nguyễn Trọng Hòa là một trong những gương mặt tiêu biểu của tỉnh Kon Tum vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.

Bài và ảnh: Quang Thái (TTXVN)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập230
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm206
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại980,016
  • Tổng lượt truy cập92,153,745
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây