Hầm biogas thu hút nhiều hộ chăn nuôi tham gia dự án LCASP. |
Theo đó, Bình Định cơ bản giải quyết đước mối lo ô nhiễm chất thải chăn nuôi ở các trang trại quy mô lớn.
Bình Định là tỉnh được LCASP Trung ương đánh giá là địa phương có nhiều đột phá trong quá trình triển khai dự án, các hoạt động của dự án gắn với chương trình xây dựng NTM đạt hiệu quả cao.
Ông Huỳnh Ngọc Diệp, Phó Giám đốc LCASP Bình Định cho biết, dự án đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền các cấp và người dân, bởi các hoạt động của nó mang lại lợi ích về nhiều mặt. Riêng tiểu hợp phần hỗ trợ phát triển các công trình khí sinh học (KSH), trong năm 2016 Bình Định đã xây dựng được 2.493 công trình. Năm 2017, LCASP Trung ương tiếp tục phân bổ cho Bình Định 1.430 công trình, đến nay các địa phương đã xây dựng được 501 công trình.
Công tác tập huấn hướng dẫn người dân quản lý, vận hành và công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình vận hành dự án được tổ chức thường xuyên, liên tục. Các hộ dân xây dựng công trình KSH cũng đã nhận được kinh phí hỗ trợ (3 triệu đồng/công trình quy mô nhỏ). Nhờ vậy, hầu hết công trình KSH được xây dựng đều phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp người dân phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững.
Để quản lý chất thải chăn nuôi ở những trang trại quy mô lớn, UBND tỉnh Bình Định quy định trước khi dự án chăn nuôi được phê duyệt, giao đất để xây dựng trang trại, doanh nghiệp phải có giải pháp giảm thiểu môi trường khả thi trình lên để ngành chức năng thẩm định.
Hầm biogas giải quyết được vấn nạn chất thải chăn nuôi. |
Đối với chất thải chăn nuôi phải có hệ thống xử lý phân, nước. Trang trại phải được xây dựng bể lắng, bể yếm khí cấp 1, bể yếm khí cấp 2, bể sát trùng, bể sinh thái trước khi thải ra môi trường nước cấp độ B, hầm biogas. Về mùi, nếu phân sử dụng biogas chưa hết phải được vớt lên, xử lý men để khử mùi. Bên cạnh đó trang trại phải được vệ sinh, tiêu độc sát trùng thường xuyên và môi trường cảnh quan.
“Những vấn đề trên nếu được thực hiện tốt thì môi trường chăn nuôi sẽ được đảm bảo, giảm được vi khuẩn gây bệnh, sức khỏe công nhân làm trong trang trại được bảo vệ. Hiệu quả kinh tế sẽ tăng lên vì heo né được dịch bệnh, khỏe mạnh thì bán được giá cao”, ông Đào Văn Hùng, Giám đốc LCASP Bình Định khẳng định.
Khi ghé thăm Cty TNHH Thương mại và dịch vụ Thành Phú, đơn vị chuyên SX cung cấp heo giống đóng trên địa bàn thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh (huyện Vân Canh), chúng tôi nhận ra hiệu quả của việc quản lý chất thải chăn nuôi.
Trang trại này đang nuôi 1.200 con heo giống và mấy ngàn con heo thịt mà chúng tôi không hề nghe mùi hôi bốc ra môi trường. Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Phó Giám đốc LCASP Bình Định, trong năm 2017 Cty Thành Phú là 1 trong 5 trang trại được LCASP Trung ương hỗ trợ 1 máy tách phân và 1 máy phát điện theo hình thức cho mượn dùng, đến khi dự án kết thúc, nếu thấy sử dụng hiệu quả doanh nghiệp muốn sử dụng tiếp thì dự án sẽ thanh lý lại.
“Lượng khí sinh học dư thừa ở các trang trại quy mô lớn sẽ được dùng để chạy máy phát điện, hoặc đốt lò sưởi ấm cho heo, thắp sáng bóng đèn. Nếu trang trại nào không dùng máy phát điện hoặc lò sưởi thì khí sinh học thừa phải được dẫn ra ngoài khu vực chăn nuôi 25 - 30m, sau đó được đốt cháy hết khí metan để đảm bảo môi trường”, ông Đào Văn Hùng cho hay. |
Tác giả bài viết: ĐÌNH THUNG - MẠNH TUẤN
Nguồn tin: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;