Học tập đạo đức HCM

Nhiều điểm nghẽn, rau củ quả Việt Nam "đuối" khi ra "biển" lớn

Thứ sáu - 22/12/2017 13:59
Tại Diễn đàn “Phát triển thị trường cho ngành rau, củ, quả và giải pháp phát triển hệ thống logistics phục vụ nông nghiệp, nông thôn” do UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ tổ chức mới đây, những điểm nghẽn của ngành rau, củ, quả Việt Nam được đưa ra.

Còn nhiều bất cập, hạn chế

Bên cạnh những thành quả đạt được, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, ngành rau củ quả Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Đây là lý do, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ mới bằng 1% thị phần rau quả thế giới.

 nhieu diem nghen, rau cu qua viet nam 'duoi' khi ra 'bien' lon hinh anh 1

Thời gian gần đây, nhiều diện tích rau sạch, an toàn được người dân vùng ĐSBCL mở rộng.  Ảnh: H.X

Theo Bộ NNPTNT, năm 2017, lần đầu tiên ngành rau quả Việt Nam đạt mức tăng trưởng 45% so với năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,4 - 3,5 tỷ USD (trên tổng số 36 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp nói chung) vượt qua cả lúa gạo và dầu khí.

“Người dân chưa áp dụng khoa học kỹ thuật nhiều, sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa xây dựng được chuỗi giá trị từ thu mua, chế biến (bao bì nhãn mác hạn chế, khó khăn trong vận chuyển), đến phát triển thị trường để trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Hơn nữa, ngành hàng đang bị tổn thương do biến đổi khí hậu” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định.

Báo cáo tại diễn đàn phân tích, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trạng trên do chất lượng giống thấp, năng suất khi thu hoạch không cao (lại còn thất thoát sau thu hoạch trên 30%). Thường xuyên diễn ra tình trạng “được mùa rớt giá”, “được giá mất mùa”.

Một nguyên nhân khiến các mặt hàng nông sản Việt Nam, đặc biệt là rau quả kém cạnh tranh so với các nước khác là do logistics. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí logistics của Việt Nam thuộc nhóm đắt đỏ so với khu vực và thế giới. Cụ thể, tỷ trọng chi phí logistics trên GDP ở Việt Nam là 20,8%.

Nhiều giải pháp được đưa ra

Theo Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ, dự báo nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế rất lớn, để giúp ngành hàng rau, củ, quả phát triển hơn trong thời gian tới, các địa phương cần có giải pháp thu hút nhà đầu tư.

“Như tỉnh Đồng Tháp có thế mạnh về vùng nguyên liệu như: Xoài Cao Lãnh, quýt Lai Vung, hoa Sa Đéc…người dân ở đây đã có tay nghề cao, điều quan trọng là thu hút thêm những nhà đầu tư để hình thành trung tâm chế biến lớn, nâng cao giá trị mặt hàng này” – ông Lê Thành - Viện trưởng Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ nhận định.

 nhieu diem nghen, rau cu qua viet nam 'duoi' khi ra 'bien' lon hinh anh 2

Ngành rau quả cần đầu tư mạnh hơn cho khâu chế biến để tránh khủng hoảng "được mùa, rớt giá". Ảnh: H.X

Theo các chuyên gia, tới đây, ngành chức năng các địa phương cần quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng dài hạn gắn với yêu cầu thị trường trong điều kiện biến đổi khí hậu, cùng với đó là quy hoạch hạ tầng để giảm chi phí vận chuyển. Khuyến khích phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để làm sao giảm bớt tầng lớp trung gian.

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định, ngành rau quả Việt Nam có tiềm năng rất lớn và đã có tốc độ tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Tới đây, cần tận dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để bắt kịp trình độ khu vực của thế giới.

Thủ tướng cho rằng cần cải thiện nhanh chóng hơn dịch vụ logistics trong chuỗi giá trị ngành hàng rau củ quả nói riêng và nông sản nói chung. Không thể đi mãi lối mòn sản xuất manh mún, tự phát, chạy theo năng suất, chất lượng kém, xuất khẩu thô mà cần có cách làm mới.

“Chính phủ, các bộ, ngành, nhất là Bộ NNPTNT sẽ thảo luận, có biện pháp tốt hơn để đưa ngành rau, củ, quả Việt Nam xứng với tiềm năng. Chính phủ luôn quan tâm hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào rau củ quả” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Huỳnh Xây/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay13,201
  • Tháng hiện tại92,308
  • Tổng lượt truy cập101,851,851
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây