Học tập đạo đức HCM

Nông dân miền núi phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo

Thứ bảy - 30/12/2017 11:29
Thường Xuân là một trong bảy huyện nghèo của tỉnh, điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân sinh còn nhiều khó khăn. Song, không vì thế mà ở vùng đất “Quế ngọc Châu Thường” thiếu đi những lão nông sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi. Hàng chục năm về trước, ông Trịnh Minh Từ, thôn Quyết Tiến, xã Ngọc Phụng đã nhận khoán gần 60 ha rừng để bảo vệ, trồng và chăm sóc để phát triển kinh tế.
Nhận thấy tiềm năng từ đất đồi trong phát triển kinh tế, ông Từ đã quy hoạch số diện tích đất thành 3 khu chính gồm: 30 ha rừng tự nhiên, rừng tái sinh và rừng luồng, 10 ha trồng keo, gần 2 ha trồng quế bản địa... Mỗi năm, sau khi trừ các chi phí gia đình ông Từ có thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng. Mới đây, được Nhà nước hỗ trợ về vốn, ông đã mạnh dạn mua hơn 1,5 vạn cây dược liệu  về trồng xen với 1,5 ha keo. Ông Từ khẳng định, đây sẽ là hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế rừng của gia đình. Không chỉ ông Từ, nhiều hộ gia đình ở Thường Xuân đã tận dụng tài nguyên đất, các cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, cây, con giống của huyện để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Tại thôn Lương Thành, xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) có mô hình kinh tế vườn đồi của lão nông Lê Tiến Dũng. Nhìn vườn cam, ổi đang vào độ trĩu quả, chúng tôi không thể mường tượng những khó khăn mà ông Dũng đã trải qua. Như lời ông Dũng kể, vào những năm 80 của thế kỷ trước, vùng quê Cẩm Tú còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo trong xã cao. Trăn trở, suy nghĩ tìm hướng phát triển kinh tế gia đình ông đã nhận thầu diện tích 5 ha đất đồi của xã. Sau mấy năm khai sơn, trồng mía, trồng dứa, nuôi bò không hiệu quả, ông lặn lội vào tỉnh Nghệ An tìm hiểu về cây cam đường, loại cây ăn quả đang mang lại nguồn thu lớn cho người nông dân.

Sau khi đã nắm vững kỹ thuật, ông mạnh dạn đầu tư mua hơn 600 cây cam giống về trồng, kết hợp với trồng ổi Đài Loan và ngô lấy hạt. Đất không phụ công người, vườn cam, ổi của lão nông Lê Tiến Dũng đã cho quả ngọt. Bình quân mỗi năm vợ chồng ông Dũng có khoản thu nhập 500 triệu đồng từ trang trại vườn đồi. Đồng thời, ông Dũng còn giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 5 lao động và trên 20 lao động thời vụ tại địa phương.

Hội Nông dân huyện Cẩm Thủy xác định “Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được triển khai thường xuyên đến các cấp hội cơ sở và hội viên. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều lão nông với tư duy mới trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư vốn, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong năm 2017, toàn huyện có 10.800 hộ nông dân đăng ký SXKD giỏi, trong đó 6.520 hộ được công nhận danh hiệu “Nông dân SXKD giỏi”.

Để có được những lão nông như ông Từ, ông Dũng, phải nói đến vai trò của các cấp hội nông dân ở 11 huyện miền núi trong việc triển khai hiệu quả 3 phong trào lớn mà Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động, gồm: “Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền vững”; “Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”, “Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng - an ninh”. Đồng thời, các cấp hội đã chủ động đứng ra tín chấp với các ngân hàng để tạo điều kiện cho hội viên vay vốn phát triển SXKD và đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, cung ứng giống mới đến người nông dân.
 
.Bài và ảnh: Hòa Bình/ Báo Thanh Hóa
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập164
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm163
  • Hôm nay39,161
  • Tháng hiện tại880,362
  • Tổng lượt truy cập93,258,026
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây