Học tập đạo đức HCM

Phát triển nông nghiệp theo định hướng tái cơ cấu

Thứ năm - 18/08/2016 10:49
Tỉnh An Giang xác định: Lúa gạo, cá tra, bò thịt và rau màu là 4 ngành hàng chủ lực để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Tỉnh sẽ tổ chức, sắp xếp lại mô hình sản xuất- kinh doanh phù hợp với điều kiện hiện có, đồng thời xây dựng chiến lược hành động cụ thể để hướng hệ thống đi vào chuyên nghiệp.

Tham khảo ý kiến các nhà khoa học

Hàng chục năm giữ vai trò là “vựa lúa”, “vựa cá” của cả nước, tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp tại An Giang luôn là đề tài được các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp quan tâm. Do vậy, hội thảo khoa học nhằm tìm kiếm giải pháp phát triển ngành nông nghiệp ổn định và bền vững, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) An Giang tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, giảng viên, nhà nghiên cứu ở các viện, trường… Trong đó, có những nhà khoa học hàng đầu, như: GS.TS Võ Tòng Xuân, GS.TS Nguyễn Thanh Phương, GS.TS Nguyễn Văn Thu, PGS.TS Trần Thị Ba… Hội thảo đã phân tích chuyên sâu từng lĩnh vực, ngành hàng, qua đó xác định những vấn đề mấu chốt mà nông dân đang cần được tháo gỡ.

Thảo luận về chuyên đề trồng lúa, GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần Thơ, cho rằng, An Giang đã từng đạt danh hiệu là tỉnh trồng lúa nhiều nhất, nhưng nông dân vẫn còn nghèo. “Chúng ta vẫn giữ vững an ninh lương thực, nhưng phải giúp người trồng lúa của An Giang khá hơn”- nhà khoa học này nhấn mạnh. Theo Ths. Huỳnh Hiệp Thành, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang, cần phải thành lập Ban Điều hành Chương trình Khuyến nông với nhiều sở, ngành tham gia chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để giúp nông dân sản xuất giảm giá thành. 

t4.jpg

Mô hình “Cánh đồng sinh thái” sản xuất đa canh, kinh doanh du lịch sẽ mang đến cho nông dân đời sống ấm no, thịnh vượng

Điều mà người trồng lúa trông chờ ở Nhà nước, nhà khoa học là hỗ trợ chính sách và kỹ thuật để sản xuất ra được hạt lúa với chất lượng tốt, giá thành rẻ nhưng phải bán được giá cao. Sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn với phương pháp điều tra, thống kê từng nông hộ, sẽ định hình và khái quát đời sống sản xuất, dân sinh. Từ đó, phác thảo được bản đồ tổng thể và xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết cho từng vùng sinh thái. Bản đồ tổng thể cũng xác định được lợi thế nguồn nhân lực, điều kiện thổ nhưỡng của từng địa phương để đầu tư giống lúa và kỹ thuật phù hợp cho sản xuất và tiêu thụ. Trong khâu tiêu thụ lúa, khi doanh nghiệp tạo được niềm tin, nông dân sẽ tích cực ứng dụng khoa học- kỹ thuật để làm ra sản phẩm ưng ý thị trường, có nhiều sáng tạo để nâng cao giá trị sản phẩm.

Quan tâm “Cánh đồng sinh thái”

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, đối với những vùng đất rộng lớn, có thể tổ chức lại sản xuất theo mô hình “Cánh đồng lớn” (CĐL) để tổng hòa mối quan hệ hữu cơ giữa các ngành nghề nông nghiệp. Sản xuất CĐL có thể là mô hình đơn canh hay đa canh. Với chủ trương của tỉnh là phát triển 4 loại cây trồng, vật nuôi chủ lực (lúa, hoa màu, bò và cá), có thể bố trí 4 ngành hàng trên vào cùng mô hình sản xuất đa canh. Đây là phương thức sản xuất mà cây trồng và vật nuôi cùng chung sống trên một vùng đất, chúng hỗ trợ lẫn nhau, chứ không xung đột lợi ích. Có thể phân bổ ngành hàng trồng trọt và chăn nuôi cùng chung sống trong “Cánh đồng sinh thái” (CĐST).

CĐST là vùng sản xuất rộng lớn, được thiết kế mặt bằng và đê bao với cao trình vượt đỉnh lũ và được xây dựng ngay bên cạnh tuyến lộ giao thông chính, là đường bộ hoặc đường thủy. Cánh đồng có dải đất bờ đê bao quanh mỗi bên phía trong và ngoài để trồng cây chắn sóng. Mô hình này đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước phòng khi có sự cố mưa to hay vỡ lộ. Những cái cống của cánh đồng được đặt cặp sông hay kênh rộng lớn có chức năng đóng mở theo nhu cầu của cây lúa. Bên trong cánh đồng được quy hoạch những mương nước nội đồng để thuận tiện cho giao thông đường thủy, cũng như để thả nuôi tôm, cá. Có cánh đồng với mương nước bao quanh, vấn đề an ninh, vệ sinh môi trường sẽ được thực hiện thuận lợi hơn; vật nuôi, cây trồng đều mát mẻ mà không phải tốn nhiều tiền để bơm tưới. CĐST còn là điều kiện để giữ được nước trong ruộng cho đến mùa vụ sản xuất kế tiếp, giúp giảm nhu cầu bơm nước. Do đó, sẽ hạn chế tình trạng xâm nhập mặn mỗi khi vào mùa đồng loạt bơm nước xuống giống.

Trồng lúa trong CĐST có thả cá dưới mương bao quanh, vừa tiết kiệm tiền bơm tưới, vừa thu được sản phẩm lúa an toàn với giá thành rất rẻ, vừa thu được cá, tôm mà rất ít tốn chi phí thức ăn, chăm sóc. Cá, tôm nuôi trong CĐST cũng tạo nên mô hình du lịch bằng xuồng ghe đặc thù miền sông nước.

Trong CĐST, cùng với chăn nuôi bò cần dành một khoảnh đất thật rộng để trồng cỏ, dành một khoảnh đất nhỏ làm hầm biogas để không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Ruộng lúa, rẫy màu vừa thu hoạch là môi trường sống lý tưởng của bò. Đối với ruộng vừa thu hoạch, có thể dâng nước lên ngập ruộng, xong xả nước ra để cho cỏ và lúa chét mọc. Khi thả bò vô ruộng, cần cắm các cọc ở khoảng giữa ruộng và dùng các sợi dây dài để cột bò, giúp bò có vùng thức ăn rộng hơn. Trên nền rẫy đã thu hoạch hoa màu, có thể thả bò để chúng ăn phế phẩm rau, củ sẽ thêm phần bổ dưỡng cho bò, mà cũng đỡ tốn chi phí dọn rẫy…

Khi có nhiều CĐL, CĐST, nông dân sẽ chủ động được tất cả, từ tính toán phương thức đầu tư, kinh doanh đến thực hành sản xuất sạch. Hiệu quả thu được sẽ thúc đẩy quyết tâm đem đến cho đời những sản phẩm vừa ngon vừa lành với giá cả hợp lý. Có mô hình sản xuất tốt, tất nhiên các mối liên kết sản xuất - tiêu thụ sẽ hình thành, và người nông dân sẽ có đủ quyền lực để định đoạt giá cả sản phẩm do mình làm ra.


Theo báo An Giang
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập333
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,484
  • Tổng lượt truy cập90,261,877
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây