Học tập đạo đức HCM

Săn rắn và chuột đồng mùa lũ: "Bí kíp tay không bắt giặc"

Thứ hai - 30/10/2017 11:24
Không có vốn đầu tư lớn, nhiều người chọn cho mình cách mưu sinh trong mùa lũ với nghề săn chuột hoặc rắn rất hiểm nguy.

Năm To bảo rằng để rắn bán được giá cao thì người làm nghề này phải chấp nhận mạo hiểm theo kiểu "tay không bắt giặc". Riêng đối với chuột đồng thì phải dùng chĩa phóng cho nhanh, nếu không thì bọn chúng sẽ lặn mất tăm.

"Chuyên gia" đâm chuột

Nước lũ đang tràn ngập nhiều cánh đồng ven biên giới với nước bạn Campuchia. Đây cũng là lúc những người sống bằng nghề săn chuột, rắn đồng đang tất bật mưu sinh trong đêm.

 san ran va chuot dong mua lu: 'bi kip tay khong bat giac' hinh anh 1

Năm To thực hiện cú phóng chĩa đâm dính cùng lúc đến 6 con chuột đồng

Mới 3 giờ chiều nhưng Năm To (tên thật Huỳnh Văn Lớn; ngụ ấp Bà Bài, xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) đã gọi điện thoại giục chúng tôi phải tranh thủ đến bến xuồng trước nhà để còn kịp băng đồng lũ đi săn. Khi chúng tôi đến nơi, Năm To tươi cười bảo rằng trời đêm nay chắc chắn sẽ có mưa nên là điều kiện tốt nhất để săn rắn đồng. Là người có nhiều kinh nghiệm "tác chiến" trong điều kiện thời tiết mưa dầm nên Năm To nhắc chúng tôi phải mang theo áo mưa để tránh hư hỏng máy ảnh. Ngoài ra, Năm To còn mang theo một đoạn cao su dài khoảng 6 m để anh em làm nơi che chắn lượng nước tạt từ 2 bên mạn xuồng trong lúc di chuyển với tốc độ cao.

Công tác chuẩn bị đã hoàn thành, Năm To từ từ cho chiếc xuồng máy bắt đầu vượt kênh Vĩnh Tế để sang cánh đồng cỏ nguyên sinh ở bên kia biên giới. Tuy nhiên, để qua được trạm gác biên phòng của Campuchia, Năm To ra hiệu cho chúng tôi cứ ngồi im tại chỗ và không được nói gì cả. Sau khi làm xong thủ tục, Năm To nói rằng anh mới hỏi xin những người gác trạm cho anh em được đi tham quan, trải nghiệm mùa nước nổi rồi sẽ về ngay trong đêm.

Khi xuồng vừa đến khu vực Bồ Cò (địa danh của huyện Kirivong, tỉnh Tà keo, Campuchia), Năm To tắt máy rồi bảo chúng tôi xem anh trổ tài đâm chuột bằng chĩa 6 (cây chĩa có 6 mũi). Chỉ với một cú phóng chĩa cực nhanh về phía đám mai dương mà Năm To đã đâm dính cùng lúc đến 6 con chuột đồng đang cuộn mình trong chiếc tổ vừa mới xây xong. Thấy chúng tôi ngỡ ngàng, Năm To giải thích: "Có gì đâu,đây là nghề của anh mà. Anh đảm bảo với mấy chú là trong chục lần ra tay thì anh chỉ có thể chịu thua 2 lần thôi".

Cũng theo Năm To, lý do mà anh trở thành tay "thiện xạ" như hiện nay là vì có đến hơn 30 năm trong nghề, từ khi mới vừa 15 tuổi. Chỉ trong đợt tháng 6 vừa qua, khi nước vừa chụp đồng, mỗi ngày Năm To săn bắt không dưới 100 kg chuột, với giá bán 50.000 đồng/kg (đã làm sạch). Hiện nay, do nước lũ tiếp tục lên nhanh cũng như có nhiều người tham gia săn bắt nên lượng chuột đồng giảm sút. Do đó, phải mất cả tuần lễ thì Năm To mới kiếm được khoảng 5-6 triệu đồng từ tiền bán chuột.

"Lúc nước lũ vừa mới lên, chuột chạy thành đàn như vịt nuôi cả nghìn con nên thấy ham lắm. Lúc đó, mình phải căng mắt nhìn xem chuột nào to nhất trong đàn để ra tay chứ phóng ngay con nhỏ quá thì uổng công"- Năm To bộc bạch.

Tay không bắt rắn

Năm To cho biết gia đình anh có đến 5 nhân khẩu nhưng tất cả đều phải bỏ xứ lên Bình Dương để làm thuê trong xưởng gỗ để kiếm sống. Tuy nhiên, mỗi khi mùa lũ về thì anh cảm thấy "ngứa nghề" nên phải quay về quê để thức trắng đêm săn rắn đồng. Công việc tuy vất vả và đôi lúc gặp nguy hiểm đến tính mạng vì không chỉ do rắn độc mà còn do giông tố giữa biển nước mênh mông.

 san ran va chuot dong mua lu: 'bi kip tay khong bat giac' hinh anh 2

Tìm rắn đồng trong đêm

Cũng theo lời người đàn ông này, khi nước lũ ngập khắp nơi, rắn phải rời tổ để tìm nơi khác sinh sống. Tuy nhiên, giữa đồng nước mênh mông thì chúng chỉ còn cách ngâm mình dưới các bụi rậm, gốc cây để chờ đêm xuống thì trườn lên cao tìm mồi. Những lán trại của nông dân cũng là nơi lý tưởng để chúng làm nơi trú ngụ cả ban ngày lẫn ban đêm. Ở những nơi như thế này, loài bò sát chẳng cần đi đâu xa tìm mồi mà chờ lũ chuột tự bò tới nạp mạng.

 san ran va chuot dong mua lu: 'bi kip tay khong bat giac' hinh anh 3

Năm To kéo con rắn hổ ngựa to đùng từ trong bụi cây

Khi màn đêm từ từ buông xuống, Năm To cho xuống máy di chuyển về hướng có những rặng tràm, sậy, mai dương rậm rạp ở khu vực Bồ Ca và Bụi Tre (địa danh khác ở huyện Kirivong). Lý do là chỉ có những nơi này mới xuất hiện nhiều loại rắn đi tìm mồi trong đêm. Lúc bấy giờ, Năm To chỉ sử dụng "bửu bối" là chiếc đèn pin được gắn chặt trên trán. Trong khi đó, cây chĩa 6 đã trở thành cây sào chống xuồng để tránh tiếng động mạnh làm bọn rắn hoảng sợ, nhảy xuống nước trốn mất. Bằng ánh mắt của dân nhà nghề, Năm To phát hiện trong bụi rậm phía trước có con rắn hổ ngựa to đùng, làn da vàng óng.

 san ran va chuot dong mua lu: 'bi kip tay khong bat giac' hinh anh 4

Năm To bắt dính con rắn hổ ngựa trên gò đất

Khi chiếc xuồng vừa chạm bụi cây, Năm To cố tìm phần đầu của con rắn đang nằm cuộn tròn rồi bắt gọn ngay trong tay.

Theo kinh nghiệm của Năm To, những người săn rắn chuyên nghiệp thường chỉ phát hiện ra loài vật này qua ánh mắt phản xạ lại với ánh đèn pin. Theo đó, rắn hổ ngựa và rắn nước có chung đặc điểm là có ánh sáng đục. Riêng rắn hổ ngựa rất dễ phân biệt hơn nhờ màu vàng óng. Trong khi đó, rắn hổ đất có nọc độc nguy hiểm chết người nên có ánh mắt màu đỏ khác với rắn hổ hành hiền lành có màu xanh trong như mắt mèo.

 san ran va chuot dong mua lu: 'bi kip tay khong bat giac' hinh anh 5

Lũ về, nhiều người dân vùng biên giới cải thiện thêm thu nhập từ nghề săn rắn

Tiếp tục cuộc hành trình hướng về phía Bụi Tre, Năm To bảo rằng tại đó có gò đất cao nên chắc chắn đêm nay sẽ có rắn hổ hành trườn lên đi tìm ếch, nhái để được "no chén". Gò đất dần hiện ra trong đêm tối lờ mờ, Năm To yêu cầu chúng tôi phải giữ im lặng một cách tuyệt đối để anh ta bắt cho bằng được con rắn to chừng nửa ký. Nhanh như chớp, Năm To thực hiện cú nhảy từ dưới xuồng máy lên gò đất rồi dùng tay không bắt gọn con rắn trong vòng… một nốt nhạc. "Con rắn cỡ này thì còn nhỏ lắm. Trước đây tôi từng bắt được rất nhiều trăn đồng có con nặng đến 23 ký. Tôi chỉ hơi ngán chút xíu đối với rắn hổ ngựa đang mang thai vì nó rất hung dữ, có cú táp nhanh như chớp nhưng rất may là bản thân nó không có nọc độc"- Năm To nói như khoe và cũng để trấn an những người ngồi cùng xuồng.

Đã 3 giờ sáng nhưng ngoài trời vẫn chưa ngớt cơn mưa. Năm To cho xuồng máy di chuyển theo lối đi quen thuộc vớt vát thêm một ít rắn nước, rắn hổ lãi đang gieo mình trên những nhánh mai dương. Theo ước lượng của Năm To, chuyến đi săn này anh thu về "chiến lợi phẩm" không dưới 5 kg rắn đồng các loại. Nếu phân loại ra thì rắn hổ ngựa có giá từ 120.000-130.000 đồng/kg; rắn nước, hổ lãi thì không dưới 70.000 đồng/kg. Riêng rắn hổ hành đạt trọng lượng 1 kg/con thì sẽ được bạn hàng mua lại với giá rất cao, khoảng 250.000 đồng/kg.

Ông Bành Thanh Hùng, Trưởng Phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang), cho rằng thông thường dân nghèo chủ yếu tham gia bắt các loại rắn không nằm trong danh mục cấm như rắn nước, bông súng, ri voi, ri cá để kiếm sống qua ngày. Riêng đối với một số loại rắn mà người dân không được săn bắt như rắn hổ đất, hổ mang, hổ chúa vì các loài này không còn nhiều trong tự nhiên.

"Ngay cả le le, vịt trời không nằm trong danh mục cấm nhưng lực lượng chức năng cũng khuyên bà con không nên săn bắt để bảo tồn thiên nhiên. Nếu phát hiện bà con săn bắt, nuôi nhốt trái phép loài rắn nằm trong danh mục cấm săn bắt thì chúng tôi sẽ xử phạt theo quy định"- ông Hùng khẳng định.

 
Theo Thốt Nốt (Người Lao Động)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập224
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại912,500
  • Tổng lượt truy cập92,086,229
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây