Học tập đạo đức HCM

Sáng tạo trong tập hợp đoàn kết thanh niên tôn giáo

Thứ tư - 13/09/2017 11:57
Can Lộc (Hà Tĩnh) có 2.664 thanh niên tôn giáo (chủ yếu là công giáo) trong tổng số 10.884 ĐVTN toàn huyện. Bởi vậy, việc mở rộng và tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, nâng cao chất lượng phong trào cơ sở ở vùng đồng bào có đạo luôn được tuổi trẻ huyện nhà quan tâm thực hiện với nhiều cách làm sáng tạo...

sang tao trong tap hop doan ket thanh nien ton giao

Anh Trần Hoài Sơn ở thôn Ngọc Lâm, xã Gia Hanh (người đội mũ): “Chính các bạn đoàn viên thanh niên đã tiếp thêm động lực, niềm tin để tôi phát triển mô hình”.

Đoàn xã Gia Hanh là một trong những đơn vị có đông ĐVTN tôn giáo nhất trong toàn huyện với 632 ĐVTN theo đạo công giáo/1.427 ĐVTN toàn xã. Đây cũng là đơn vị có phong trào đoàn sôi nổi được Huyện đoàn, Tỉnh đoàn và Trung ương đoàn đánh giá cao.

Anh Phan Đình Tuân - Bí thư Đoàn xã cho biết: “Phong trào lớn mạnh hay không tất cả phụ thuộc vào mỗi cá nhân và khối đoàn kết của tập thể, vì vậy, chúng tôi chọn việc đoàn kết, tập hợp lực lượng là quan trọng nhất. Theo đó, hằng năm, Đoàn xã đều tổ chức gặp mặt cán bộ đoàn gốc giáo nhân dịp Noel nhằm trao đổi kinh nghiệm, lắng nghe thông tin và chia sẻ vướng mắc với sự tham gia của cấp ủy, chính quyền, chi bộ thôn. Chúng tôi cũng thường xuyên làm việc và liên hệ chặt chẽ với chi bộ thôn, ban công tác mặt trận để nắm bắt nguyện vọng ĐVTN; gặp các đồng chí phụ trách công tác giới trẻ vùng giáo để phối hợp tham gia các hoạt động của Đoàn xã và hoạt động của giới trẻ”.

Cùng với quan tâm đời sống tinh thần của thanh niên, Đoàn xã cũng tích cực vận động, khuyến khích thanh niên tham gia các phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc”; “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Qua các phong trào, có nhiều thanh niên tôn giáo đi đầu trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế... và trở thành hạt nhân nòng cốt thúc đẩy phong trào đoàn, xây dựng địa phương phát triển.

Anh Trần Hoài Sơn (thôn Ngọc Lâm, xã Gia Hanh) - một trong những thanh niên gốc giáo phát triển kinh tế giỏi, chia sẻ: “Đến nay, tôi đã có gần 600 gốc cây ăn quả, vườn trồng rau quanh năm với 1.500 m2. Ngoài ra, tôi còn có 1 ao cá; nuôi gà, vịt, trâu, bò... Đời sống kinh tế đang có những chuyển biến tích cực”.

Được biết, bắt đầu từ năm 2014, anh Sơn về quê lập nghiệp với việc cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả, rau màu. Để khởi nghiệp, anh được đoàn thanh niên đưa đi tham quan, học hỏi các mô hình kinh tế thanh niên trong huyện, trong tỉnh. Khi bắt đầu triển khai, anh được các ĐVTN giúp đỡ ngày công san lấp mặt bằng, đào hố trồng cây... Hiện nay, mô hình của anh Sơn cũng trở thành mô hình điểm để thanh niên trong và ngoài huyện đến tham quan, học tập.

Ông chủ mô hình là bí thư chi đoàn sôi nổi, nhiệt tình, làm gương sáng cho thanh niên trong xã noi theo. Gia Hanh hiện đã phát triển được 4 đảng viên thanh niên gốc giáo và 9 cán bộ đoàn gốc giáo trên tổng số 18 cán bộ đoàn toàn xã.

Từ “hạt giống đỏ” Đoàn xã Gia Hanh, hiện nay, các đoàn xã: Quang Lộc, Thanh Lộc, Vượng Lộc, Xuân Lộc, Mỹ Lộc... tiếp tục mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên gốc giáo; qua đó, góp phần đưa Can Lộc trở thành điểm sáng trong thực hiện nội dung này.

Anh Mai Khắc Sáng - Bí thư Huyện đoàn Can Lộc cho biết: “Tuy là địa bàn có tới 10/23 xã có đồng bào theo đạo nhưng các hoạt động đoàn - hội diễn ra khá đồng đều, thanh niên lương - giáo đoàn kết trong các hoạt động của tuổi trẻ. Hiện nay, tỷ lệ tập hợp thanh niên gốc giáo chiếm gần 50% (đạt khoảng 1.260 ĐVTN). Số đảng viên thanh niên gốc giáo hiện có khoảng 30 người và 128 cán bộ đoàn là thanh niên gốc giáo với chức vụ từ phó bí thư chi đoàn trở lên”.

Thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện đoàn Can Lộc tiếp tục bám sát chủ trương chỉ đạo của đoàn cấp trên về vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh niên thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Cùng với đó, tham mưu, đề xuất với các cha xứ tạo điều kiện cho thanh thiếu niên tích cực tham gia các hoạt động đoàn, hội, đội và công tác xã hội ở địa phương; thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của ĐVTN để tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp đề ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả...

Tác giả bài viết: Thu Hà

Nguồn tin: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập232
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại851,987
  • Tổng lượt truy cập93,229,651
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây