Học tập đạo đức HCM

Sức sống mới trên vùng đất hoang

Thứ năm - 22/02/2018 02:02
Vùng đất Sông Chàng (thuộc xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân) hoang vắng ngày nào nay đã và đang hình thành một ngôi làng mới; các gia đình trẻ miệt mài, hăng say lao động, khai hoang mở rộng sản xuất với niềm tin vào sự khởi sắc của một vùng đất “hứa”...
 
Mô hình trang trại gà ở Làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng.
Có dịp trở lại Làng thanh niên lập nghiệp (TNLN) Sông Chàng, sau hơn 8 năm thành lập, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự “thay da đổi thịt” của vùng đất nơi đây. Những khu rừng hoang, bãi đất trống khô, cằn năm nào, giờ là những bãi mía, nương ngô, vườn cam... xanh ngút ngàn.


Tháng 10-2008, Làng TNLN Sông Chàng được khởi công xây dựng trên diện tích 600 ha, với tổng vốn đầu tư hơn 32 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là thu hút khoảng 150 hộ gia đình trẻ, giải quyết việc làm cho 300 lao động trẻ; khai hoang 200 ha mía, rừng, sắn và hoa màu, trồng mới 300 ha cao su. Về lực lượng lao động và chính sách hỗ trợ, theo quy định mỗi đoàn viên, thanh niên (hoặc gia đình đoàn viên thanh niên) vào Làng TNLN Sông Chàng sẽ được cấp 400m2 đất ở, được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ theo Chương trình 30a của Chính phủ (chương trình hỗ trợ các huyện nghèo nhất nước). Đến nay, sau hơn 8 năm kể từ ngày thành lập, hiện làng đã có 124 hộ với 320 nhân khẩu. Trong đó hộ là thanh niên chưa lập gia đình có 45 người, chiếm 31,9%, hộ gia đình trẻ là 62 hộ, chiếm 44% và 34 hộ dân là công nhân lâm trường Sông Chàng cũ, được tái định cư, chiếm 24,1%. Hầu hết các hộ thanh niên được tuyển dụng từ các vùng miền trong tỉnh, chủ yếu ở các huyện ven biển, đồng bằng và tại huyện Như Xuân. Dân cư của làng được bố trí ở 3 cụm chính gần khu trung tâm và ven đường Hồ Chí Minh.


Nhờ sự chăm chỉ và cần cù, những người lao động nơi đây đã biến vùng đất vốn chỉ có núi rừng và cây cối hoang vu trở thành vùng đất trù phú với cơ man nào mía, cao su, ngô, khoai, sắn... Năm 2017, làng đã trồng được 230 ha cây mía, năng suất bình quân đạt 70-80 tấn/ha; 50 ha sắn, năng suất đạt 20-30 tấn/ha. Trừ đi các chi phí, trung bình mỗi hộ đạt 30-50 triệu đồng/năm. Ngoài sản xuất nông nghiệp, các hộ thanh niên còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rau xanh phục vụ sinh hoạt và tăng thu nhập. Đặc biệt một số hộ dân đã vay vốn đầu tư chuyển đổi từ trồng mía, sắn sang trồng cam, chăn nuôi lợn rừng, nuôi dê, trâu, bò bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số hộ phát triển kinh doanh dịch vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp tại làng; một số hộ làm thêm các nghề phụ trong lúc nông nhàn ở các vùng lân cận như: Làm cỏ mía, thợ nề... để tạo thêm thu nhập.


Cùng với đó, tổng đội thanh niên xung phong cũng phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong trong việc triển khai, xây dựng các mô hình mẫu trong sản xuất trồng trọt như: Triển khai dự án trồng cam V2, bưởi Diễn, nuôi bò sinh sản và nuôi gà thả vườn quy mô lớn; tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội huyện phát huy các tổ tiết kiệm vay vốn, tạo thuận lợi cho các hộ dân trong thôn phát triển sản xuất. Đến nay, các hộ thanh niên đến lập nghiệp tại làng bước đầu đã ổn định cuộc sống. Có 15% số hộ khá, với mức thu nhập trên 70 – 100 triệu đồng/năm; 65% hộ có mức thu nhập 40-60 triệu đồng/năm, đủ trang trải cuộc sống có hướng phát triển và có thể làm giàu trong tương lai khi cây cao su cho thu hoạch; 20% số hộ thu nhập 30-40 triệu đồng/năm. Đồng chí Hoàng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, cho biết: Vượt qua những khó khăn của ngày đầu lập nghiệp, các hộ thanh niên tại làng hiện đã ổn định cuộc sống. Do được quy hoạch bài bản, việc tập trung đất đai trên hộ dân ở mức khá trong vùng nên việc đầu tư sản xuất của các hộ tương đối thuận lợi. Hiện nay, một số hộ dân đang có kế hoạch đầu tư mô hình chăn nuôi với quy mô lớn để tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, phấn đấu làm giàu. Tin rằng, với lợi thế về vị trí, đất đai và ý chí, quyết tâm, khả năng sáng tạo của tuổi trẻ, bộ mặt của làng sẽ có nhiều khởi sắc, trở thành mô hình sản xuất hiệu quả do thanh niên làm chủ.


Vùng đất Sông Chàng hoang vắng ngày nào, nay đã và đang hình thành một ngôi làng mới; các gia đình trẻ vẫn miệt mài, hăng say lao động, khai hoang mở rộng sản xuất trên những đồi đất hoang với niềm tin vào sự khởi sắc của một vùng đất “hứa” và hy vọng vào một ngày mai tươi sáng nơi cuộc sống mới đang bắt đầu.


Tác giả bài viết: Lê Phượng

Nguồn tin: baothanhhoa.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập253
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm246
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,588
  • Tổng lượt truy cập90,258,981
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây