Học tập đạo đức HCM

Tìm cách bảo vệ sáng chế của nông dân

Thứ hai - 05/10/2015 06:02
Bỏ nhiều thời gian, công sức để có được các sáng chế tâm huyết nhưng nhiều nhà sáng chế "chân đất" phát hiện sản phẩm của mình bị làm nhái và thương mại hóa.

“Con mình” thành “con người”

Trong khuôn khổ Techmart 2015, cuộc tọa đàm nông nghiệp: "Làm sao tìm vốn và thương mại hóa sản phẩm cho nông dân sáng tạo" đã được tổ chức. Nhiều nhà sáng chế "chân đất" đã lên tiếng việc sản phẩm của mình bị làm nhái và biến thành "con" của người khác.

tim cach bao ve sang che cua nong dan hinh anh 1

Dù có nhiều sáng chế hữu ích nhưng nhiều nhà sáng chế không chuyên vẫn gặp khó khi tìm đường thương mại hóa sản phẩm  Ảnh: V.H

Ông Võ Trung Thành (Hậu Giang) – “cha đẻ” của loại bưởi hồ lô độc đáo trên thị trường đã mất rất nhiều công sức để tạo ra loại trái cây đặc biệt này. Ông đã lai tạo ra nhiều mẫu bưởi khác nhau để rồi tìm ra được loại bưởi hồ lô độc đáo. Bưởi hồ lô xuất hiện đã ngay lập tức nhận được phản hồi tốt từ phía thị trường tiêu dùng khiến ông Thành có thêm cơ hội và động lực tiếp tục tạo ra nhiều mẫu mã độc đáo hơn như: Phúc  -Lộc - Thọ, quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa…

Đây là loại sản phẩm độc nên nguy cơ bị làm nhái, bị copy là rất dễ xảy ra. Ông Thành chia sẻ: "Mỗi khi tôi tạo được giống bưởi mới nào đạt tiêu chuẩn là phải ngay lập tức đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rồi mới tung ra thị trường. Làm như vậy để dù có chuyện gì mình cũng được Nhà nước bảo hộ trước tiên".

Nhà sáng chế Phạm Hoàng Thắng - người có nhiều bằng sáng chế đáng giá được sử dụng nhiều cả trong và ngoài nước cho biết không ít sản phẩm của ông đã bị sao chép lại, rồi thương mại hóa dưới tên người khác.

Ông Thắng cho hay: "Sản phẩm tôi làm ra từ năm 2002 nhưng đến năm 2010 lại phát hiện người khác làm nhái rồi bán ra thị trường. Có điểm tích cực là sáng chế của mình đáp ứng được nhu cầu thị trường nên mới có người muốn làm nhái lại. Nhưng không thể để việc sao chép như vậy trở thành vấn nạn".

Gập ghềnh thương mại hóa sáng chế

"Để người khác không bắt chước được cần phải luôn tích cực sáng tạo ra sản phẩm mới, chất lượng hơn và tạo dựng niềm tin nơi người tiêu dùng. Cụ thể, sáng chế đó có thể thương mại hóa và đáp ứng được 4 yếu tố cơ bản: Thẩm mỹ, có tính công nghiệp hóa, dễ sử dụng và đem lại lợi ích lâu dài”.
Nhà sáng chế Phạm Hoàng Thắng

 

 

Một trong những khó khăn để có thể thương mại hóa các sản phẩm của người nông dân sáng tạo, là họ làm bằng niềm đam mê, tâm huyết, ít tính đến thiệt hơn khi bắt tay vào nghiên cứu sản phẩm.

Như anh Trần Văn Kiều - người tạo ra nhiều loại thiết bị phục vụ các ngành chăn nuôi như máy nghiền, máy ép viên, máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, chỉ làm sao để có thể hạ giá thành sản phẩm giúp người nông dân nào cũng có thể mua được máy. Mục tiêu lợi nhuận được anh Kiều đặt sau mục tiêu ứng dụng rộng rãi sản phẩm.

Còn anh Tạ Đình Huy (Chương Mỹ, Hà Nội) giờ đã chuyển hẳn sang sản xuất máy nông nghiệp "8 trong 1" nhưng vẫn chỉ dừng ở quy mô xưởng sản xuất gia đình. Anh Huy cho hay, một là thiếu vốn và anh chưa có được những tư vấn để có một dây chuyền sản xuất hiện đại hơn.

Đối với anh Phan Tấn (Đồng Tháp), dù nghiên cứu từ những năm 90 nhưng hơn 3 năm trước anh mới thành lập được công ty. Hiện công ty cơ khí của anh đã sản xuất ra được những loại máy nông nghiệp công suất lớn phục vụ người nông dân. Nhưng con đường đưa sản phẩm đến người nông dân không hề đơn giản.

Anh Tấn cho hay: "Nhà nước hỗ trợ mua máy nông nghiệp cả trong nước và nước ngoài, nên người dân sính đồ ngoại vẫn tìm đến thương hiệu nước ngoài. Mình phải thuyết phục, vận động nhiều mới có người mua, dù máy trong nước rẻ hơn. Chưa hết, không hiểu sao, khi mua máy nước ngoài họ làm thủ tục vay vốn rất nhanh, còn mua máy của tôi, nông dân rất cực mới vay được tiền mua máy". 

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập315
  • Hôm nay101,758
  • Tháng hiện tại837,868
  • Tổng lượt truy cập93,215,532
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây