Học tập đạo đức HCM

Xóa bỏ cách nhìn méo mó về cây trồng biến đổi gen

Thứ sáu - 03/10/2014 06:10
“Đã có lần tôi nói rằng chúng ta đang coi GMO như ngáo ộp, mà đã là ngáo ộp lại dán mác lên thì ai dám dùng?”

Phải nhìn nhận rằng, cây trồng biến đổi gen là thành tựu khoa học nổi bật của nhân loại. Cây trồng biến đổi gen giúp bảo tồn tiềm năng năng suất cây trồng do khắc phục được việc tổn thất năng suất gây ra từ sâu hại, sâu bệnh hay điều kiện hạn hán…

Một trong những ưu việt khác của cây trồng biến đổi gen đó là việc giảm chi phí sản xuất đầu vào do tiết kiệm được chi phí cần dùng cho việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, từ đó giúp gia tăng hiệu quả canh tác và thu nhập cho người nông dân.

Đừng dán nhãn “ngáo ộp” cho GMO

Theo GS Lê Đình Lương, Chủ tịch Hội di truyền học Việt Nam, cuộc tranh luận kịch liệt về sinh vật chuyển gen (GMO) tại châu Âu 22 năm trước có tầm ảnh hưởng nặng nề với Việt Nam. Cho đến nay, mặc dù diệc tích cây trồng biến đổi gen đã lên tới trên 175 triệu hec-ta và đã có mặt ở 29 quốc gia trên thế giới song với Việt Nam, cây trồng biến đổi gen vẫn là khá mới mẻ và còn gây nhiều tranh cãi.

“Cái lớn nhất chính là tâm lý xã hội, truyền thông về GMO đã tạo ra nỗi sợ hãi vô cớ. Nếu cứ nhìn sinh vật biến đổi gen như một quái vật dán nhãn thì nông dân biết làm gì?” – GS Lương nhấn mạnh.

 

GS Lương đặt vấn đề: “cho đến nay chưa có một kết luận nào về tác hại của cây trồng biến đổi gen, người ta lại cứ nghi ngại, trong khi hàng ngày, hàng giờ sẵn sàng tiêu thụ hàng loạt các loại thực phẩm độc hại 100% lại không thấy ý kiến gì?”

 

PGS TS Nông Văn Hải, Cục trưởng cục biến đổi  gen, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam cho rằng, ngay từ đầu việc nhìn nhận về cây trồng biến đổi gen chưa đầy đủ, thậm chí méo mó. “Đã có lần tôi nói rằng chúng ta đang coi GMO như ngáo ộp, mà đã là ngáo ộp lại dán mác lên thì ai dám dùng?”

Ông Hải cho rằng, thực tế chúng ta chỉ nên dùng là cây trồng sinh học đúng hơn là cây trồng biến đổi gen vì thực tế khoa học cho thấy chúng ta chỉ thay đổi 2-3 gen trong tổng số 2.000-3.000 tế bào gen nên khi dùng từ “biến đổi” dễ dẫn đến tâm lý lo ngại.

Chần chừ là chúng ta thua cuộc

Cây trồng biến đổi gen có thể là câu trả lời cho rất nhiều vấn đề nan giải mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Việt Nam đang phải nhập khẩu một lượng lớn ngô, đậu tương làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Theo chủ trương của Chính phủ về “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 “Việt Nam hướng tới sẽ đưa một số cây trồng biến đổi gen vào sản xuất năm 2015 và đến năm 2020 sẽ phát triển cây trồng biến đổi gen chiếm 30-50% diện tích”.

 

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gen có đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi và Bộ Tài nguyên môi trường cấp nhận giấy an toàn sinh học cho 4 sản phẩm ngô biến đổi gen đầu tiên ở Việt Nam được xem là bước tiến quan trọng trong việc phát triển hành lang pháp lý, hiện thực hóa chủ trương đưa cây trồng biến đổi gen vào canh tác năm 2015.

 

GS TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, vấn đề không phải là công nhận hay phản bác GMO mà điều quan trọng là bài toán kinh tế. Nếu người nông dân trồng ra không được thị trường đón nhận thì sản xuất đã thất bại. Hiện tại, cây trồng biến đổi gen ngay cả trên thế giới cũng chỉ mới áp dụng trên 4 loại cây trồng là ngô, đậu tương, bông, cải dầu. Ở Việt Nam, bước đầu là trên ngô để làm thức ăn chăn nuôi. Điều này hoàn toàn hợp lý vì giải được bài toàn nhập khẩu nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi mà chúng ta chưa chủ động được.

Theo GS Vang, xu thế thế giới cho thấy diện tích cây trồng biến đổi gen đang tăng dần, tăng nhiều ở các nước đang phát triển. “Không ai cấm cây trồng biến đổi gen. Mà đã không cấm thì cũng không cần thiết phải công nhận. Tuy nhiên, cần ghi nhãn mác đầy đủ và tuân thủ đúng theo quy định về tỷ lệ của từng quốc gia” – GS Vang nhấn mạnh.

Gần 20 năm áp dụng cây trồng biến đổi gen trên thế giới được xem là những thử nghiệm, đánh giá và kết luận xác đáng để thuyết phục các nhà lãnh đạo đưa ra quyết sách đúng. Khi mà đại bộ phận công chúng còn mơ hồ,  vai trò của truyền thông và sự mạnh dạn, dũng cảm của các nhà khoa học, nhà quản lý là vô cùng quan trọng nhằm thay đổi cách nghĩ, xua đi tâm lý lo ngại không cần thiết để áp dụng cái mới, đưa thành tựu khoa học vào sản xuất, tránh bị tụt hậu./.

Theo VOV.VN
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập305
  • Hôm nay68,902
  • Tháng hiện tại805,012
  • Tổng lượt truy cập93,182,676
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây