Học tập đạo đức HCM

Yên Bái: Đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp

Thứ ba - 27/03/2018 10:25
Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, người dân Yên Bái đang từng bước hướng sang phương thức canh tác nông nghiệp sạch, bền vững.

Chuyển từ sản xuất dựa vào kinh nghiệm, manh mún, nhỏ lẻ sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất an toàn, chuyên canh hàng hóa đang giúp Yên Bái dần hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với các mô hình tổ chức sản xuất mới mang lại hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người nông dân ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Trong đó, tập trung nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật để phát triển những giống cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh, xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng. Đồng thời, bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn gen cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao như: bưởi Đại Minh, cam sành Lục Yên, lúa nếp Tú Lệ, gà của đồng bào Mông, quả sơn tra, lúa Chiêm Hương…

Trồng rau thủy canh công nghệ cao

Hầu hết các đề tài, dự án khoa học thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp đều tập trung hỗ trợ trực tiếp nông dân về giống mới, vật tư, đặc biệt về kỹ năng canh tác và năng lực tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đã có tác động tốt đến đời sống kinh tế - xã hội.

Thông qua thực hiện các đề tài, dự án, đã giúp đưa nhiều công nghệ mới vào sản xuất. Qua đó, người dân đã từng bước tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, hàm lượng khoa học công nghệ trong giá trị sản phẩm, hàng hóa đã được nâng lên, góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Việc hướng dẫn, xây dựng, xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho một số sản phẩm đặc sản có thế mạnh của tỉnh cũng được triển khai song song, hỗ trợ tích cực cho giải pháp công nghệ trong sản xuất nông nghiệp như: xây dựng chỉ dẫn địa lý quế Văn Yên, nhãn hiệu chứng nhận chè Suối Giàng, sơn tra Mù Cang Chải, bưởi Đại Minh, nhãn hiệu tập thể miến đao Giới Phiên, gạo Chiêm Hương Văn Yên, cam Văn Chấn…

 

Từ đó, đã góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, từ hiệu quả của những đề tài nghiên cứu, mô hình đã triển khai, thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, trong đó, sẽ ưu tiên tập trung lĩnh vực công nghệ sinh học thông qua việc chọn tạo giống cây trồng vật nuôi đạt ưu thế phù hợp với điều kiện sản xuất địa phương và ứng dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến nông, thủy sản, công nghệ sản xuất sạch... để tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tập trung ưu tiên cho những sản phẩm chính, là thế mạnh của tỉnh.

Đồng thời, đẩy mạnh việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, xây dựng và tổng kết nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả để nâng cao giá trị trong sản xuất và góp phần tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh.

Trước mắt, tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức các lớp nhằm trang bị cho nông dân trực tiếp sản xuất các kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi, bảo vệ thực vật, giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất có hiệu quả đưa vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm... Trong đó, chuỗi liên kết vững chắc giữa nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà quản lý với các mô hình: hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác… sẽ là một trong những điều kiện tiên quyết để khoa học công nghệ được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Đến nay, nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất một số các đề án đã đạt hiệu quả: như trồng rau an toàn, vùng cây ăn quả đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hoá, sản lượng quả các loại đạt trên 30.000 tấn/ năm, chăn nuôi thuỷ sản đã triển khai các dự án mới như: nuôi thương phẩm cá tầm, cá trắm đen, cá lăng đen, cá trôi trắng Việt Nam. Thành công của mô hình này đang từng bước giúp thay đổi nhận thức của người nông dân, hướng sang phương thức canh tác nông nghiệp sạch, bền vững. 

 Thế Hiệp - Thanh Tùng/giadinhvaphapluat.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập498
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại191,544
  • Tổng lượt truy cập88,869,878
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây