Đánh giá về hiệu quả chương trình "Kết nối tiêu thụ nông sản - san sẻ yêu thương vượt qua đại dịch Covid-19" do Bộ NNPTNT chủ trì, phối hợp với 3 hội, đoàn thể (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) triển khai, bên lề hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ NNPTNT sáng 30/6, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, mục tiêu của mô hình không chỉ dừng lại ở việc bán được bao nhiêu nông sản mà là hình thành một nền nông nghiệp minh bạch.
Sự vào cuộc của các bộ ngành, trong đó có Bộ NNPTNT với chương trình "Kết nối tiêu thụ nông sản - san sẻ yêu thương vượt qua đại dịch Covid-19", sự nỗ lực của địa phương đã giúp nhiều nông sản vẫn tiêu thụ thuận lợi, như trường hợp của vải thiều Bắc Giang.
Đến thời điểm này, tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được gần 192.000 tấn vải thiều, đạt 93% tổng sản lượng.
Sau bài học tổ chức sản xuất ở Bắc Giang, Bộ trưởng tính toán cho mô hình kết nối tiêu thụ nông sản tới đây như thế nào?
- Câu chuyện của quả vải thiều ở Bắc Giang, mà trước đó là Hải Dương là một gợi ý để chúng ta cùng suy nghĩ về hướng phát triển và tiêu thụ nông sản trong tương lai.
Tôi có nói, việc kết nối tiêu thụ vải thiều ở Bắc Giang không phải là câu chuyện tiêu thụ được bao nhiêu tấn vải, mà quan trọng là sau đó rút ra được bài học gì, mô hình gì để mang lại giá trị bền vững trong tiêu thụ nông sản.
Bộ NNPTNT sẽ cùng các bộ ngành, hội đoàn thể tổng kết chương trình, xem đó như một kịch bản để chúng ta thường trực ứng phó khi có biến động trên thị trường.
"Cần có một bản đồ hệ thống thông tin giải quyết được về lịch thời vụ, chủ động được thông tin sản xuất, sản lượng, đầu cung… chắc chắn chúng ta sẽ giải quyết được tình trạng ùn ứ nông sản ở trong tình trạng có dịch Covid-19 và kể cả không có dịch".
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan
Hoặc nếu không có biến động thị trường thì từ mô hình này sẽ tạo ra sự thông suốt bằng một tư duy mới – tức là chúng ta kích hoạt cả một hệ thống để kết nối thông tin, kết nối dữ liệu từ đầu cung đến đầu cầu.
Một khi có thông tin dữ liệu minh bạch, thông tin phân tích đa chiều, có sự tham gia của đầu cung là ngành sản xuất ở các địa phương lên tới bộ chuyên ngành là Bộ NNPTNT, đến hệ thống trung tâm phân phối nông sản, như vậy chúng ta sẽ có bức tranh minh bạch hơn để người sản xuất hiểu được nhu cầu của thị trường về sản lượng, quy chuẩn, về cách thức phân phối lưu thông.
Ông Trần Đình Luân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản: Ưu tiên phát triển sản phẩm chủ lực
Trong thời gian tới, ngành thủy sản sẽ tập trung phát triển nuôi trồng các đối tượng chủ lực như: Tôm sú, tôm chân trắng, cá tra và các đối tượng có giá trị kinh tế cao.
Tổng cục Thủy sản sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo bước đột phá trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC.
Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT): Rà soát đánh giá lại các cây trồng chủ lực
Trong kế hoạch, Cục Trồng trọt sẽ phối hợp Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản để rà soát, đánh giá lại các loại cây trồng chủ lực, có diện tích sản xuất lớn kết hợp với khả năng tiêu thụ để tránh tình trạng "được mùa mất giá".
Ngành sử dụng linh hoạt diện tích trồng lúa để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân.
Điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên đất lúa. Với các loại rau, màu do có thời gian sinh trưởng ngắn, căn cứ vào tình hình nhu cầu tiêu thụ nội địa, xuất khẩu để điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp. Các loại cây công nghiệp, cây ăn quả sẽ được theo dõi sát sản xuất để có chỉ đạo rải vụ phù hợp.
P.V (ghi)
Người tiêu dùng biết được xuất xứ, nguồn gốc nông sản, các trung tâm thương mại biết rõ được các vùng nguyên liệu ở trong từng thời điểm, không phải đợi đến lúc chuẩn bị thu hoạch chúng ta mới tính đến câu chuyện phân phối như thế nào mà phân phối đó phải được đặt trước với những dự báo.
Một điều nữa là chúng ta cần tính toán lại lịch thời vụ làm sao đừng đụng tới thời vụ của các nước mà chúng ta xuất khẩu sang.
Cần có bản đồ hệ thống thông tin giải quyết được về lịch thời vụ, chủ động được thông tin sản xuất, sản lượng, đầu cung… chắc chắn chúng ta sẽ giải quyết được tình trạng ùn ứ nông sản trong tình trạng có dịch Covid-19 và cả không có dịch.
Bộ NNPTNT cũng đề cập đến vấn đề chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp tuần hoàn thích ứng với biến đổi khí hậu. Bộ trưởng có thể thông tin rõ hơn về vấn đề này?
- Nền nông nghiệp của chúng ta đang là nền nông nghiệp sản lượng cao, giá cả cao nhưng kèm theo đó là chi phí cũng rất cao.
Nếu làm kinh tế chúng ta không thể chỉ tính sản lượng hay tính trên doanh thu mà phải tính trên lợi nhuận.
Vì vậy, chúng ta phải tạo ra tư duy mới bằng cách kích hoạt cả hệ thống qua kết nối thông tin cung cầu.
Khi kết nối và có dữ liệu minh bạch, đa chiều, từ người sản xuất, phân phối trong nước đến đơn vị quản lý, chúng ta sẽ có bức tranh minh bạch hơn.
Cần chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp hiện nay thường tăng trưởng do tăng năng suất, điều đó chứng tỏ năng lực sản xuất của ta hiện đang rất tốt.
Tuy nhiên, sản lượng tăng có đồng nghĩa giá trị tăng hay không?
Người nông dân liệu còn đủ lực để tái đầu tư, tái sản xuất trong tình hình đầu vào đang gia tăng như hiện nay không?
Ví dụ, giá lúa đông xuân được mùa được giá nhưng đến tháng 5 sang vụ hè thu giá lúa lại có xu hướng giảm.
Nhiều loại rau quả xuất khẩu khó khăn, dù chất lượng tốt nhưng giá lại giảm, trong khi đó giá phân bón, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng mạnh.
Cả nước có đến 4.486 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên nhưng liệu có bao nhiêu người dân Việt Nam biết đến?
Trong thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên những giải pháp gì để tiêu thụ nông sản, thưa Bộ trưởng?
- Chúng ta đã đạt được kết quả khả quan trong 6 tháng đầu năm 2021, do vậy, trong thời gian tới, cần tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để tháo gỡ rào cản và thâm nhập thị trường mới.
Kịp thời giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistic.
Mở rộng thị trường nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu sản phẩm bổ sung với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, EU hay Trung Đông.
Cần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước, tiêu thụ kịp thời nông sản cho người dân, khắc phục tình trạng dư thừa, giá giảm gây thiệt hại cho người sản xuất; dự báo và phối hợp với các địa phương xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ kịp thời nông sản chính (vải, nhãn, cam, thanh long...); phối hợp tổ chức kết nối thu mua nông sản, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong các hệ thống, chuỗi siêu thị lớn.
Tập trung phát triển, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; phát triển thương mại điện tử, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp triển khai phân phối hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Khánh Nguyên
https://danviet.vn/bo-truong-le-minh-hoan-khong-dung-lai-o-viec-ban-duoc-bao-nhieu-nong-san-ma-hinh-thanh-nen-nong-nghiep-minh-bach-20210630173825611.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã