Học tập đạo đức HCM

Chè Phìn Hồ - sản phẩm OCOP ở Hà Giang

Thứ bảy - 31/07/2021 08:59
Sản phẩm trà Shan tuyết cổ thụ của huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) có độ tuổi hằng nghìn năm quý hiếm, có hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng ngày càng được ưa chuộng ở thị trường trong nước và quốc tế.
Chè Phìn Hồ - sản phẩm OCOP ở Hà Giang

Hợp tác xã (HTX) chế biến chè Phìn Hồ được thành lập bởi các hộ gia đình đồng bào Dao đỏ, có trụ sở và nhà xưởng chế biến tại thôn Làng Giang, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Lĩnh vực hoạt động chính của Hợp tác xã là sản xuất, chế biến chè Shan tuyết cổ thụ vùng núi cao thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang với thương hiệu sản phẩm là Fìn Hò Trà.

Đến nay, trên đất Hoàng Su Phì vẫn còn giữ được 4.600 ha chè shan tuyết cổ thụ, qua thống kê huyện hoàng Su Phì hiện nay còn có trên 5 triệu cây chè có độ tuổi trên 300 tuổi. Có trên 1 triệu cây chè shan tuyết cổ thụ có độ tuổi trên 500 tuổi. Đây là tiềm năng giá trị cao từ 01 loại cây trồng đang được người dân tộc thiểu số như người Dao, Mông, Cờ Lao, Nùng... chăm sóc bảo tồn gìn giữ và cũng đã được chính quyền địa phương đề xuất cơ quan tổ chức có thẩm quyền đánh giá và cấp "Chứng nhận cây di sản Việt Nam" được đưa vào danh sách tài sản quốc gia bảo tồn theo quy định của pháp luật.

 Đặc biệt, loài cây chè shan tuyết cổ thụ sinh trưởng ở độ cao 1500m, hoàn toàn tự nhiên nay đã đã được tổ chức quốc tế đánh giá và chấp nhận tiêu chuẩn Organic là trên 2000 ha. Trong đó có 160 ha là tiêu chuẩn Organic châu Âu. Đây là tiềm năng nguyên liệu quý đầu vào phục vụ cho HTX chế biến chè Phìn Hồ sản xuất các loại sản phẩm cao cấp như Hồng Trà, Bạch trà, Bạch trà tiên... được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.  

Sau gần 12 năm HTX chế biến chè Phìn Hồ được xây dựng và phát triển gắn kết với người nông dân là dân tộc thiểu số của huyện hoàng Su Phì. Đến nay đa số người dân đã nhận thức cao đối với tiềm năng, thế mạnh đặc biệt của chính quê hương, đã phát huy giá trị và gìn giữ cây chè shan tuyết Cổ thụ Việt Nam hằng nghìn năm tuổi gắn với thương hiệu quen thuộc đó là "Fìn Hồ Trà"

Đối với chương trình OCOP, đến năm 2018 bắt đầu triển khai trên diện rộng cả nước. HTX chế biến chè Phìn Hồ là một trong đơn vị được tham gia OCOP vì đây là chương trình hết sức đúng đắn phù hợp trong triển khai phát triển sản phẩm hàng hóa ở Việt Nam. Góp phần phát triển kinh tế xã hội, đối với người nông dân, doanh nghiệp vừa được tiếp cận đào tạo kiến thức sản xuất sản phẩm, vừa xác định xây dựng thương hiệu sản phẩm thúc đẩy trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa tăng giá trị sản phẩm, được đảm bảo quy định pháp luật trong sản xuất hàng hóa, từ đó sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

HTX chế biến chè Phìn Hồ đã nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của Chương trình OCOP trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm, Hợp tác xã đã lựa chọn tạo vùng nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất, xác định sản phẩm tốt nhất và có tiềm năng lớn nhất để đưa vào xây dựng hồ sơ OCOP. Đơn vị đã lựa chọn được 4 sản phẩm tham gia thi chấm OCOP tại tỉnh Hà Giang đạt từ 4 sao trở lên. Trong đó, có 02 sản phẩm ưu thế nhất đó là Hồng Trà và Trà Xanh mang thương hiệu Fìn Hồ Trà được trình xem xét chấm OCOP quốc gia, là sản phẩm trên bao bì có hình ảnh đặc trưng là một bà Cụ người Dao Đỏ đang uống trà có cư trú và nơi sinh ra bà cụ người Dao đỏ cũng ở tại thôn Phìn Hồ chính là nơi có vùng nguyên liệu chè lớn nhất và ngon nhất của tỉnh Hà Giang. Như vậy sản phẩm OCOP hoàn toàn sử dụng từ vùng nguyên liệu, hình ảnh bao bì, tên thương hiệu và con người sản xuất đều ở tại địa phương nơi đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Hà Giang sinh sống, mang thương hiệu và chứa đựng bản sắc dân tộc thiểu số Việt Nam. Từ sản phẩm OCOP mỗi vùng miền khác nhau sẽ giúp sự phát thế kinh tế của vùng đó./

T.Hiền/https://www.mard.gov.vn/


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm159
  • Hôm nay21,253
  • Tháng hiện tại1,307,678
  • Tổng lượt truy cập88,662,748
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây