Học tập đạo đức HCM

Chiến lược “8 chuyển” và mục tiêu TOP 10

Thứ hai - 07/06/2021 05:51
Hơn 40 năm trước, tuy là nước nông nghiệp nhưng nước ta phải nhập cả lương thực lẫn thực phẩm. Nguyên nhân là do cơ chế quản lý.
3.jpg
 

Trước thực trạng đó, Đảng ta đã thực hiện đường lối đổi mới, bắt đầu là thay đổi chiến lược quản lý trong nông nghiệp với Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp). Khoán 100 đã tạo nên không khí hồ hởi trong nông thôn, tạo bước phát triển trong sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, sau hơn 7 năm thực hiện, thấy hình thức khoán tuy phát huy nhiều tích cực nhưng vẫn còn những vướng mắc cần điều chỉnh.

Trên tinh thần đó, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị khóa VII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quan lý kinh tế nông nghiệp (còn gọi là Khoán 10). Theo Nghị quyết, hộ gia đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, nông dân được trao quyền sử dụng đất và mức khoán lâu dài. Đây là tiền đề để quy định về giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho nông dân được cụ thể hóa tại Luật Đất đai năm 1993. 

Sự thay đổi chiến lược quản lý và tiếp cận đã mang lại hiệu quả tích cực. Người nông dân được “cởi trói” trên mảnh ruộng của mình. Đó là nguyên nhân cơ bản nhất đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực triền miên, nhưng chỉ sau 1 năm thực hiện Khoán 10, sản lượng lúa gạo của cả nước đã đạt 21,5 triệu tấn và lần đầu tiên (năm 1989) Việt Nam xuất khẩu được 1,2 triệu tấn lúa gạo.

Trong hơn 30 năm thực hiện giao quyền tự chủ ruộng đất cho hộ nông dân cùng với những chính sách nhiều mặt, cả kinh tế, xã hội hỗ trợ kinh tế hộ, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tạo nên những kỳ tích: Xuất khẩu nông sản đứng thứ 17 thế giới (năm 2020), nhiều mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đôla Mỹ/năm, nông sản Việt có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nông thôn trù phú,  đời sống người nông dân từng bước được nâng cao, tiệm cận với người dân ở đô thị.

Mặc dù vậy, kinh tế hộ đã bộc lộ những bất cập trong khai thác thế mạnh tiềm năng. Điều này đã được nhiều nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu tại nhiều diễn đàn, cả tại nghị trường Quốc hội. Mới đây nhất, trong buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính, tân Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhắc lại 3 điểm nghẽn thách thức lâu nay mà nhiều Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiền nhiệm đã nêu nhưng chưa được tháo gỡ. Đó là sự manh mún, tự phát, nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp. Tân Bộ trưởng nhấn mạnh: Nếu không giải quyết được 3 “lời nguyền” này thì sự phát triển của nông nghiệp sẽ đụng trần, cả về năng suất, sản lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh hàng hóa…”. Ông cho rằng, việc phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã là câu chuyện sống còn, là nền tảng để vượt qua lời nguyền nêu trên.

Theo các chuyên gia, với mục tiêu, đến năm 2025 đạt kim ngạch xuất khẩu 48 - 50 tỷ USD, vào TOP 10 thế giới về xuất khẩu nông sản, tăng trưởng GDP toàn ngành từ 2,5 đến 3% thì mô hình kinh tế hộ với những mảnh ruộng, vườn riêng rẽ, nhỏ bé sẽ rất khó để đạt mục tiêu vì đụng trần về năng suất nhưng tổn thất sau thu hoạch lại lớn, khó hạ giá thành, quy hoạch luôn bị phá vỡ và chuyện “giải cứu” còn… dài dài.

Các chuyên gia đồng tình với chiến lược “8 chuyển” của Bộ trưởng Lê Minh Hoan (chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; chuyển từ chuỗi liên kết cung ứng nông sản sang chuỗi liên kết giá trị ngành hàng; chuyển từ nền nông nghiệp sản lượng cao sang nền nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững; chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành; chuyển từ đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị; chuyển từ hỗ trợ đầu vào sang vừa hỗ trợ đầu vào, vừa chú trọng hỗ trợ, kết nối đầu ra; chuyển từ  hỗ trợ kinh tế hộ sang hỗ trợ kinh tế tập thể; chuyển từ quan tâm đến xuất khẩu sang chú trọng hài hòa cả xuất khẩu với thị trường nội địa) và cho rằng, trong 8 chuyển đó, chuyển từ hỗ trợ kinh tế hộ sang hỗ trợ kinh tế tập thể là chiến lược tiếp cận mới, là đột phá xuất khẩu.

Chỉ có thực hiện chuyển từ hỗ trợ kinh tế hộ sang kinh tế tập thể chúng ta mới xóa được sản xuất manh mún. Xóa được sản xuất manh mún thì sẽ xóa được sản xuất tự phát, nhỏ lẻ và tư duy tiểu nông. Hình thành nên vùng sản xuất lớn với tư duy mới – tư duy liên kết, hợp tác theo chuỗi đa ngành, đa giá trị.

Tuy nhiên, để chiến lược chuyển từ hỗ trợ hộ sang hỗ trợ kinh tế tập thể sớm đem lại kết quả như mong muốn thì việc hoàn thiện cơ chế, chính sách cần được thực hiện với tốc độ nhanh hơn, khẩn trương hơn, tích cực hơn.

 Hiền Trang/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay15,120
  • Tháng hiện tại461,673
  • Tổng lượt truy cập92,839,337
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây