Học tập đạo đức HCM

Đào tạo nghề chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển

Chủ nhật - 10/01/2021 08:32
Đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động, đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế, góp phần phát triển nhanh và bền vững đất nước. Xác định rõ mục tiêu đó, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách, quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nghề nhằm tạo ra đột phá cho giáo dục nghề nghiệp (GDNN), phục vụ hiệu quả cho sự phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.
Giáo viên hướng dẫn sinh viên thực hành robot hàn tự động tại Trường Cao đẳng Việt - Hàn. Ảnh: Phạm Học
Giáo viên hướng dẫn sinh viên thực hành robot hàn tự động tại Trường Cao đẳng Việt - Hàn. Ảnh: Phạm Học

Đồng bộ các giải pháp

Phát triển nguồn nhân lực được xác định một trong ba khâu đột phá chiến lược của tỉnh. Do đó, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực. Hằng năm, tỉnh đều dành nguồn lực thỏa đáng cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề được triển khai thực hiện, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách. Đặc biệt, khi công tác đào tạo nghề gắn với tạo việc làm được thực hiện hiệu quả đã tạo nguồn nhân lực chất lượng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh theo hướng tích cực, đóng góp vào cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao các chỉ số PCI, PAR Index, PAPI. Tính riêng năm 2020, tổng số học sinh, sinh viên và học viên tốt nghiệp là 34.509 người với 31.838 người được xếp loại học lực. Tỷ lệ người học có việc làm sau tốt nghiệp là 29.857 người, đạt 88,67% tổng người học tốt nghiệp.

Để có được những kết quả đó, phải kể đến việc tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 220/2015/NQ-HĐND và Nghị quyết số 140/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ học nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo của tỉnh Quảng Ninh. Việc ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả 2 nghị quyết này đã tạo cơ hội cho nhiều học sinh, sinh viên được học tập, tạo cơ hội việc làm. Theo số liệu thống kê của Sở LĐ-TB&XH, 5 năm qua, các địa phương trong tỉnh đã hỗ trợ cho 1.926 học sinh, kinh phí trên 8 tỷ đồng (thực hiện Nghị quyết 220/2015/NQ-HĐND từ năm 2016-2018 hỗ trợ 186 học sinh, kinh phí trên 892 triệu đồng; thực hiện Nghị quyết 140/2018/NQ-HĐND từ năm 2019 - 2020 hỗ trợ 1.740 học sinh, kinh phí trên 7 tỷ đồng), như vậy trung bình mỗi năm hỗ trợ 385 học sinh, sinh viên, kinh phí 1,6 tỷ đồng. Một số ngành, nghề tuyển sinh đào tạo với số lượng nhiều học sinh, sinh viên như: Kỹ thuật chế biến món ăn; hướng dẫn du lịch; quản trị khách sạn; quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Cùng với đó, công tác đào tạo nghề nghiệp tại các cơ sở GDNN được điều chỉnh phù hợp, ngày càng gắn chặt với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và thị trường lao động, đặc biệt là các ngành nghề có thế mạnh phát triển trên địa bàn tỉnh. Chương trình đào tạo được đổi mới nội dung, chú trọng rèn luyện kỹ năng nghề cho người học. Các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đã tăng cường phối hợp trao đổi thông tin hai chiều. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ sinh viên học nghề; hỗ trợ thiết bị thực hành nghề cho cơ sở giáo dục nhà nước, cung cấp thông tin tuyển dụng cũng như bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp...

Các cơ sở giáo dục nhà nước không ngừng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. Đến nay, các cơ sở toàn tỉnh có gần 1.700 giáo viên cơ hữu và tham gia đào tạo nghề nghiệp. Trong đó, số nhà giáo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đạt tỷ lệ từ 78% trở lên. Cơ sở vật chất, nhất là các trang thiết bị phục vụ cho đào tạo, phương tiện học tập được quan tâm đầu tư.


Sinh viên chuyên ngành Chế biến món ăn Khoa Du lịch, Trường Đại học Hạ Long thi nấu ăn tại hội thi "Tìm kiếm sứ giả ẩm thực" do nhà trường tổ chức.

Thêm trợ lực mới

Theo kết quả khảo sát thực tiễn nhu cầu lao động qua đào tạo tại hơn 200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu kinh tế, tập đoàn kinh tế đến năm 2025 là 132.339 người. Trong đó, nhu cầu về lao động có trình độ đại học trở lên là 10.639 người, lao động có trình độ cao đẳng là 7.626 người, lao động có trình độ trung cấp là 7.552 người, lao động có trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng là 7.451 người, lao động chưa qua đào tạo là 99.071 người.

Trên cơ sở đó, nhằm khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Ninh theo học các nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo, góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, tại Kỳ họp thứ 21 vừa qua, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số số 310/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 “Về việc ban hành chính sách hỗ trợ học nghề thuộc danh mục nghề khuyến khích đào tạo và hỗ trợ học phí học văn hóa cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025.


Hội thi Bàn, Bartender, Buồng, Lễ tân Quảng Ninh năm 2020 nhằm đánh giá năng lực, tay nghề của đội ngũ lao động ngành du lịch Quảng Ninh. Ảnh: Đào Linh

Theo đó, Nghị quyết số 310/2020/NQ-HĐND đã bổ sung thêm 6 danh mục các nghề của tỉnh đang cần thu hút: Cắt gọt kim loại; kỹ thuật xây dựng; điện tử công nghiệp; điều khiển phương tiện thủy nội địa; điều dưỡng; dược. Đồng thời, kéo dài các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đến năm 2025 và bổ sung các đối tượng và mức hỗ trợ cho các đối tượng. Cụ thể, bổ sung hỗ trợ 100% tiền đóng học phí học văn hóa hằng tháng phải nộp đối với học sinh sau tốt nghiệp THCS tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh học tiếp lên trình độ trung cấp, cao đẳng kết hợp học văn hoá THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên. Nghị quyết có hiệu lực từ đầu năm 2021, với tổng kinh phí dự kiến 12,62 tỷ đồng/năm, tăng 4,6 tỷ đồng/năm so với giai đoạn 2015-2020.

Cùng với chính sách hỗ trợ, tỉnh sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo, cụ thể là đẩy mạnh kiểm tra, rà soát năng lực của các cơ sở đào tạo, công tác tuyển sinh, đào tạo, tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Đồng thời, cần đẩy mạnh gắn kết chặt chẽ 3 “Nhà”: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động GDNN, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào công tác GDNN.

Về phía các cơ sở GDNN cần tiếp tục nâng cao chất lượng tuyển sinh định hướng nghề nghiệp; đa dạng hóa nội dung và hình thức tuyên truyền; nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên, gắn công tác đào tạo của nhà trường với nhu cầu của thị trường việc làm; lấy nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp làm phương châm để đổi mới chương trình, giáo trình và phương thức đào tạo...


Quá trình học nghề khai thác mỏ, sinh viên Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam thường xuyên được thực hành. Ảnh: Phạm Tăng

Ông Lưu Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Việt - Hàn Quảng Ninh, cho biết: Với mục tiêu xây dựng trường Cao đẳng Việt - Hàn trở thành trường đào tạo nguồn nhân lực nghề chất lượng cao theo định hướng của tỉnh, nhà trường sẽ tận dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, các chính sách hỗ trợ tạo đòn bẩy cho công tác tuyển sinh, thu hút học sinh, sinh viên học tập các ngành nghề của trường đào tạo. Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới, nâng cao phương pháp dạy và học, đảm bảo trang bị cho người học đáp ứng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, quốc tế, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp...

Tin tưởng, với các giải pháp đồng bộ, chính sách hỗ trợ hiệu quả của tỉnh sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo nghề, không ngừng phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động, đáp ứng nhiệm vụ sản xuất ở tất cả ngành, nghề lĩnh vực mà Quảng Ninh có thế mạnh và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Nguyễn Dung/Cổng thông tin điện tử Tỉnh Quảng Ninh (quangninh.gov.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập261
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm249
  • Hôm nay29,459
  • Tháng hiện tại1,229,318
  • Tổng lượt truy cập88,584,388
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây