Học tập đạo đức HCM

Gần 2 tỷ người hưởng lợi từ cây trồng biến đổi gen

Thứ tư - 09/12/2020 04:28
Với việc có thêm 3 quốc gia Châu Phi cho phép thương mại hóa cây trồng biến đổi gen trong năm 2019, đã có gần 2 tỷ người hưởng lợi từ cây trồng này.
Gần 2 tỷ người đang hưởng lợi từ cây trồng biến đổi gen. Ảnh: TL.

Gần 2 tỷ người đang hưởng lợi từ cây trồng biến đổi gen. Ảnh: TL.

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Quốc tế về Tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) về Tình hình cây trồng công nghệ sinh học/biến đổi gen được thương mại hoá năm 2019 (Bản tóm lược ISAAA số 55), cho thấy, Châu Phi hiện đang dẫn đầu trong việc đẩy mạnh ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học (CNSH)/biến đổi gen. Điều này thể hiện ở việc tăng gấp đôi số lượng quốc gia Châu Phi áp dụng cây trồng biến đổi gen trong năm 2019.

Châu Phi được coi là khu vực có tiềm năng hưởng lợi lớn nhất từ việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen bởi phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến nghèo đói và suy dinh dưỡng diễn ra tại châu lục này.

Năm 2018, ở Châu Phi mới có 3 quốc gia ứng dụng cây trồng biến đổi gen là Nam Phi, Sudan, Vương quốc Eswatini. Trong năm 2019, châu lục này đã có thêm 3 quốc gia  là Malawi, Nigeria và Ethiopia, quyết định khai thác lợi ích của các cây trồng biến đổi gen. Ngoài ra, Kenya đã công bố việc thương mại hoá bông biến đổi gen vào cuối năm 2019, và chính thức bắt đầu canh tác vào năm 2020.

Bên cạnh đó, những tiến bộ đáng kể trong việc nghiên cứu cây trồng biến đổi gen, quy định pháp luật cũng như sự chấp thuận đã được thấy rõ tại Mozambique, Niger, Ghana, Rwanda và Zambia.

Với sự tham gia của 3 quốc gia Châu Phi, số lượng các quốc gia canh tác cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu đã tăng lên con số 29 vào năm 2019. Trong đó, 5 quốc gia dẫn đầu với diện tích cây trồng biến đổi gen lớn nhất là Hoa Kỳ, Brazil, Argentina, Canada và Ấn Độ. Với tỷ lệ ứng dụng cao các cây trồng biến đổi gen chính tại các quốc gia này, có khoảng 1,95 tỷ người, tương đương với 26% dân số thế giới, được hưởng lợi từ CNSH vào năm 2019. 

Năm 2019, tổng cộng có 190,4 triệu ha cây trồng biến đổi gen đã được canh tác tại 29 quốc gia, góp phần quan trọng vào giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực, tính bền vững, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như nâng cao đời sống của hơn 17 triệu nông dân ứng dụng CNSH cùng gia đình của họ trên toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng diện tích vùng trồng cây biến đổi gen đạt đến hai con số đã được ghi nhận tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở Việt Nam, Philippines và Colombia.

Tiến sĩ Paul S. Teng, Chủ tịch Hội đồng ISAAA, cho biết “Trong cuộc cách mạng Xanh, bước nhảy vọt về năng suất đã đạt được thông qua việc sử dụng máy móc và thuốc trừ sâu cũng như phân bón hoá học. Tại giai đoạn này của cuộc cách mạng Xanh lần thứ hai, CNSH đang đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nông trại nâng cao năng suất và lợi nhuận hơn nữa. Mặc dù xu hướng các công ty nông nghiệp lớn liên kết với các nông hộ nhỏ đã gây ra nhiều hoài nghi thậm chí chỉ trích, tuy nhiên điều tích cực là năng suất ở quy mô nông hộ nhỏ có tiềm năng nhân lên gấp nhiều lần”.

Rất nhiều nông dân tại Châu Phi đã thể hiện nhận thức và đánh giá cao hơn về CNSH. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo nông dân tại Kenya đã lấy lại niềm hy vọng đối với lợi nhuận từ việc trồng bông nhờ vào việc canh tác giống bông Bt năm 2020.

Ông Francis Apailo, nông dân trồng bông tại miền tây Kenya, chia sẻ “Bông Bt mang đến cho tôi cơ hội vàng để chu cấp cho gia đình và đảm bảo tương lai cho các con của tôi”. Với nhận thức cao hơn về công nghệ, những người nông dân Châu Phi được kỳ vọng sẽ ứng dụng cây trồng biến đổi gen để đem lại những tác động tích cực tới gia đình của họ cũng như cả châu lục.

ISAAA là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận chia sẻ lợi ích của công nghệ sinh học cây trồng tới các bên liên quan, đặc biệt là những nông dân nghèo nguồn lực tại các quốc gia đang phát triển, thông qua các sáng kiến chia sẻ kiến thức và hỗ trợ chuyển giao các ứng dụng CNSH độc quyền. Mạng lưới chia sẻ kiến thức toàn cầu của ISAAA cũng như quan hệ đối tác trong nghiên cứu và liên tục phát triển và nguồn thông tin dựa trên khoa học cho phép công chúng đưa ra quyết định sáng suốt về việc chấp thuận và sử dụng CNSH.

Sơn Trang/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm204
  • Hôm nay43,155
  • Tháng hiện tại1,290,198
  • Tổng lượt truy cập88,645,268
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây