Học tập đạo đức HCM

Hà Giang: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP

Thứ tư - 19/05/2021 06:07
Sau hơn 3 năm triển khai (từ năm 2018 đến nay) Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP), tỉnh Hà Giang đã đánh giá, phân hạng được 132 sản phảm, trong đó có 105 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt từ 3 đến 4 sao, 2 sản phẩm OCOP cấp Quốc gia đạt tiêu chuẩn 5 sao (đó là 2 sản phẩm Trà xanh hộp Bà cụ 100 gam và Hồng trà hộp Bà cụ 100 gam của HTX chè Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì).
Mô hình nuôi ong mật Bạc hà tại xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ
Mô hình nuôi ong mật Bạc hà tại xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ

Đến nay, nhiều sản phẩm OCOP của Hà Giang đã trở thành đặc sản đối với khách du lịch và người tiêu dùng trong và ngoài nước như: Mật ong Bạc hà trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn, cam sành, chè Shan tuyết vùng cao, Thịt bò khô huyện Đồng Văn, gạo tẻ Già Dui, Mận Hậu huyện Xín Mần, ngô nếp núi đá huyện Yên Minh, gà xương đen và rượu ngô men lá Thanh Vân huyện Quản Bạ, dê núi đá vùng cao, Hồng không hạt huyện Quản Bạ, rượu đặc sản được làm từ hạt của cây Hoa Tam giác mạch.....

Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP của Hà Giang đã được  du khách trong và ngoài nước đón nhận và ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường. Nhờ đó, trong các mùa lễ hội đã tạo điều kiện cho các địa phương trong tỉnh quảng bá và tiêu thụ được phần lớn các sản phẩm OCOP mang tính đặc thù của tỉnh. Chính điều đó đã giúp cho các địa phương mở rộng qui mô sản xuất, đầu tư khoa học kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng của các sản phẩm OCOP. Đây cũng chính là nền tảng quan trọng giúp người dân Hà Giang nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo trong quá trình xây dựng thành công nông thôn mới.

Do đặc thù là một tỉnh miền núi có địa hình chia cắt mạnh đã tạo cho Hà Giang nhiều tiểu vùng thời tiết khí hậu, đặc điểm về nông hóa thổ nhưỡng khác nhau. Điều đó đã tạo cho Hà Giang hình thành nên các sản phẩm OCOP mang tính đặc thù của các địa phương.

Tính đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích cam sành của Hà Giang đạt trên 8.715 ha; trong đó có trên 75% diện tích cam sành đã được cấp Chứng nhận an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP. Tổng sản lượng cam sành niên vụ 2020 – 2021 ước đạt đạt trên 70.000 tấn. Cam sành Hà Giang không những được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận Chỉ dẫn địa lý mà còn được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ thực phẩm Việt Nam chứng nhận Danh hiệu vàng “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt”. Hiện Hà Giang đang tập trung áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm cam sành và không khuyến khích mở rộng thêm diện tích.

Cùng với đó, Hà Giang là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 3 cả nước (sau Lâm Đồng và Thái Nguyên). Hiện tổng diện tích chè của Hà Giang đạt gần 21.000 ha (chủ yếu là chè Shan, chiếm trên 90% diện tích); trong đó, diện tích cho thu hoạch đạt trên 18.000 ha và sản lượng chè búp tươi đạt gần 72.000 tấn/năm. Trong đó, diện tích chè đạt tiêu chuẩn GAP đạt gần 10.000 ha (chiếm 50,5% diện tích cho thu hoạch), chè đạt tiêu chuẩn an toàn VietGAP đạt trên 5.000 ha, chè hữu cơ đạt trên 4.600 ha. Các sản phẩm chè của Hà Giang đã khẳng định thương hiệu về chất lượng, nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay Hà Giang đang tập trung mở rộng diện tích chè hưu cơ; phấn đấu đến cuối năm 2025, tổng diện tích chè hữu cơ của tỉnh đạt trên 6.500 ha.

Hồng không hạt Quản Bạ - một trong những sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang

Ngoài ra, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã tập trung phát triển đàn trâu, bò hàng hóa gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Tính đến thời điểm tháng 3/2021, tổng đàn trâu, bò của Hà Giang đạt gần 18.400 con, chủ yếu tập trung tại 4 huyện cao nguyên đá (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ chiếm trên 66,4% tổng đàn trâu, bò của tỉnh). Việc phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa tại  4 huyện cao nguyên đá đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào 4 huyện cao nguyên đá. Giống bò của Hà Giang chủ yếu là giống bò Vàng địa phương có năng suất cao, chất lượng thịt thơm ngon và đã được Bộ Nông nghiệp - PTNT bình chọn và đưa vào danh sách bảo tồn. Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình “ Phục hồi và cải tạo giống bò vàng địa phương bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo”. Nhờ đó, năng suất và chất lượng thịt bò của Hà Giang không ngừng được nâng lên.

Trong những năm qua, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung đầu tư khoa học kỹ thuật trong công tác chọn lọc, phục tráng, nhân giống và phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp sinh học đối với cây Hồng không hạt huyện Quản Bạ….nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm.

Bên cạnh đó, Hà Giang đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Bảo tồn nguồn gen của giống ong nội địa phương” nhằm nâng cao năng suất và chất lượng Mật ong bạc hà tại 4 huyện vùng cao nguyên đá. Tính đến thời điểm cuối tháng 3/2021, tổng số đàn ong của Hà Giang đạt trên 35.000 đàn (trong đó, riêng 4 huyện cao nguyên đá có trên 22,5 nghìn đàn, chiếm 64% tổng số đàn ong của tỉnh) và tổng sản lượng mật ước đạt gần 194 tấn/năm. Việc đẩy mạnh phát triển đàn ong khai thác mật hoa cây bạc hà đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giầu của người dân tại 4 huyện vùng cao nguyên đá của Hà Giang…

Văn Phú (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Giang)
https://www.mard.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập358
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,208,639
  • Tổng lượt truy cập88,563,709
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây