Mặc dù áp dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa đem lại nhiều lợi ích, nhưng vẫn chưa dáp ứng kỳ vọng đề ra. Nguyên nhân rút ra một số điểm sau: Việc máy cấy thay cấy tay làm thay đổi thói quen, tập quán truyền thống của người nông dân nên cần có thời gian triển khai và tuyên truyền nhất định thì họ mới tin tưởng vào chương trình. Khi máy cấy đạt 90% số dảnh đã là chuẩn, không cần phải cấy dặm lại vì lúa sẽ tự đẻ nhánh để bù vào nơi thưa, nhưng một số nông dân vẫn làm động tác “thừa” này vì tâm lý thích cấy dầy cho chắc ăn nên cảm thấy vất vả. Bên cạnh đó, nhiều nơi do chưa quy hoạch được từng vùng, mỗi vùng cấy 1 giống nên chưa phát huy hết công suất cấy của máy. Ngoài ra ruộng đồng không bằng phẳng, mấp mô gây bất lợi cho việc tưới tiêu, thoát nước và khiến máy khó khăn trong việc di chuyển. Chi phí máy cấy so với gieo thẳng cao hơn nhiều. Khâu sản xuất mạ khay đòi hỏi chi phí đầu tư cao...
Nhận định cấy lúa bằng mạ khay, máy cấy là giải pháp hiệu quả, là xu hướng tất yếu trong sản xuất lúa tại Hà Nam, Trung tâm Khuyến nông Hà Nam đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh xây dựng và được UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển dịch vụ mạ khay, máy cấy giai đoạn 2020-2023” ngày 06 tháng 7 năm 2020.
Triển khai Đề án, ngay vụ Xuân 2021, Sở NN & PTNT tỉnh đã chỉ đạo xây dựng xây dựng 3 mô hình mạ khay, máy cấy và 4 mô hình trình diễn cấy máy. Các mô hình trình diễn có tổng diện tích 100 ha, mỗi mô hình 25 ha tại huyện Kim Bảng, Bình Lục và thị xã Duy Tiên. Theo đề án, các tổ dịch vụ mạ khay, máy cấy được hỗ trợ 50% chi phí mua máy gieo mạ và 25.000 khay nhựa gieo mạ; hỗ trợ 50% chi phí giống, phân bón, thuốc BVTV cho các mô hình trình diễn.
Bên cạnh việc thực hiện mô hình để người dân có cơ hội tham quan, học hỏi, được tận mắt quan sát những ưu điểm của việc cấy máy, mạ khay mang lại, chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan cần tăng cường tuyên truyền lợi ích khi ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt có cơ chế cho các địa phương trong việc đầu tư mua máy cấy, máy gieo mạ khay nếu diện tích áp dụng máy cấy mở rộng. Đồng thời cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp giúp thúc đẩy việc đưa máy cấy vào đồng ruộng. Thực tế cho thấy, tại những nơi mở rộng được diện tích lúa máy cấy đã thể hiện rõ được vai trò của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp trong khâu tổ chức, điều hành sản xuất.
Mai Huê
Trung tâm Khuyến nông Hà Nam
http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã